Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Từ hán việt (tiếp theo) - soanbaitap.com

   1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

a. Nhằm tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính, hoặc tránh cảm giác ghê sợ.

b. Tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.

   2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt

Câu (2) trong ý (a) và câu (2) trong ý (b) có cách diễn đạt hay hơn so với câu tương tự sử dụng từ Hán Việt. Vì trong lời ăn tiếng nói mang tính sinh hoạt, sử dụng từ Hán Việt gây sự thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng.

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- (1) – mẹ; (2) – thân mẫu

- (1) – phu nhân; (2) – vợ

- (1) – sắp chết / sắp chết; (2) – lâm chung / lâm chung

- (1) – giáo huấn ; (2) – dạy bảo

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí vì tạo sắc thái trang trọng, tôn nghiêm và một phần do thói quen.

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Những từ ngữ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa trong đoạn văn : dùng binh, giảng hòa, cầu thân, kết tình hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần.

Câu 4 (trang 84 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Các từ Hán Việt được dùng không phù hợp với ngữ cảnh lời văn làm lời nói thiếu tự nhiên. Thay thế: bảo vệ → giữ gìn ; mĩ lệ → đẹp đẽ.

 

soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 7 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn lớp 7 biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 7 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính. Giúp bạn học tốt ngữ văn 7

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét