Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - soanbaitap.com

 

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc hay, chi tiết

- Phân loại: Hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại.

- Hoạt động kinh tế cổ truyền:

+ Chăn nuôi du mục: dê, cừu, lạc đà.

+ Trồng trọt: trồng trong ốc đảo, cây trồng chính là chà là, cam, chanh, lúa mạch…

+ Buôn bán: dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa xuyên qua các hoang mạc.

- Hoạt động kinh tế hiện đại:

+ Khai thác nước ngầm, dầu mỏ, các khoáng sản khác.

+ Phát triển du lịch ở hoang mạc.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc hay, chi tiết

- Nguyên nhân:

+ Thời kì khô hạn kéo dài, hiện tượng cát bay, cát chảy.

+ Con người khai thác rừng quá mức, tài nguyên đất bị cạn kiệt,…

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc hay, chi tiết

- Hậu quả:

+ Diện tích đất trồng bị thu hẹp.

+ Đời sống người dân bị ảnh hưởng.

- Biện pháp:

+ Cải tạo hoang mạc bằng cách khoan giếng sâu hay bằng kênh đào.

+ Trồng rừng để ngăn hoang mạc mở rộng.

Câu 1: Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay.

Lời giải:

- Hoạt động kinh tế cổ truyền: dựa vào sự thích nghi của con người với môi trường hoang mạc khắc nghiệt. Chăn nuôi du mục: hoạt động kinh tế quan trọng nhất. Trong khi trồng trọt chỉ có trong các ốc đảo, Chuyên chở hàng hóa chỉ có một vài dân tộc.

- Hoạt động kinh tế hiện đại: Dựa vào cải tạo hoang mạc như đưa nước đến bằng các kênh đào hay giếng khoan sâu,... để trồng trọt, chán nuôi, xây dựng các đô thị mới. hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, khí đốt, uranium, các quặng kim loại quý hiếm,...). hoặc khai thác đặc điểm môi trường hoang mạc để phát triển du lịch.

Câu 2: Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hóa mở rộng trên thế giới.

Lời giải:

- Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng nước cổ truyền, bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh mương dẫn nước để khai thác hoang mạc.

- Trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hóa.

 

Soạn Địa 7 tổng hợp hướng dẫn soạn bài địa lí 7 trả lời câu hỏi SGK và giải các bài tập trong sách bài tập địa lí 7, các bài giải địa 7 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt địa lí lớp 7

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét