Lý thuyết bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
- Phân bố: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình cho khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.
+ Nhiệt độ trung bình cao trên 200C, biên độ nhiệt năm dao động khoảng 80C.
+ Lượng mưa tuy nhiều nhưng không đều giữa các năm và các mùa (mùa hạ nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô).
- Đặc điểm:
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa là kiểu môi trường đa dạng và phong phú.
+ Gió mùa ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người.
- Thảm thực vật: nắng nóng, mưa nhiều thì cây xanh tốt, nhiều tầng còn lạnh và khô thì cây cuối có lá vàng úa, rụng lá.
- Kết luận:
+ Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp.
+ Những có nền văn minh lúa nước của thế giới (tập trung đông dân trên thế giới).
Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Lời giải:
- Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20oCvà trên 29oC vào cuối mùa khô
+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm, nhưng thay đổi theo mùa: mùa mưa tập trung (từ tháng 5 đến tháng 10) đến 70% - 95% lượng mưa cả năm
- Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.
Câu 2: Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.
Lời giải:
- Cảnh quan thiên nhiên biến đổi theo thời gian và không gian do có sự khác nhau về lượng mưa và về phân bố mưa trong năm giữa các địa phương và giữa các mùa.
+ Ở những nơi mưa nhiều, rừng có nhiều tầng; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô.
+ Những nơi mưa ít, có đồng cỏ cao nhiệt đới.
+ Ở vùng cửa sông, ven biển xuất hiện rừng ngập mặn.
- Tính đa dạng về cảnh quan này không thể có ở môi trường xích đạo ẩm hay ở môi trường nhiệt đới.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét