Bài 24. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi
Bài 24. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi thuộc: Phần 2. CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ và là Chương V - MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI
Lý thuyết:
Bộ mặt của nhiều vùng núi trên thế giới biến đổi nhanh chóng lừ khi xuất ện các tuyến đường ô tô, đường sắt, đường hầm xuyên núi
Bộ mặt của nhiều vùng núi trên thế giới biến đổi nhanh chóng lừ khi xuất ện các tuyến đường ô tô, đường sắt, đường hầm xuyên núi... giúp cho việc trao đổi hàng hoá, giảm bớt sự cách trở giữa vùng núi với vùng đồng bằng và vùng ven biển. Các đập thuỷ điện được xây dựng ở vùng núi đã cung cấp năng lượng đẩy nhanh quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản, hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới. Du lịch và nghỉ dưỡng cùng các hoạt động thể thao (trượt tuyết, leo núi...) đem lại nguồn lợi lớn cho nhiều vùng núi. Tuy nhiên, phần lớn các vùng núi trên thế giới vẫn còn trong tình trạng chậm phát triển.
Sự phát triển kinh tế ở các vùng núi cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường Các rừng cây bị triệt hạ. Chất thải từ các hầm mỏ, các khu công nghiệp quanh các nhà máy thuỷ điện, các khu nghi mát làm ô nhiễm nguồn nước, là mầm bệnh làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân ở các đô thị nằm ven sông. Lượng dt khách ngày càng lớn đã tác động tiêu cực tới khung cảnh thiên nhiên. Nhiều ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá dân tộc ở một số vùng núi có nguy cơ bị mai một dần.
Người dân ở các vùng núi trên thế giới thường sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản. Hình thức trồng trọt và chăn nuôi cũng như các loại cây trồng và vật nuôi hết sức đa dạng, có sự khác nhau giữa các châu lục và các địa phương, phù hợp với môi trường tự nhiên của từng vùng núi. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, người dân vùng núi còn làm các nghề thủ công như chế biến thực phẩm, dệt vải hoặc dệt len, làm đồ mĩ nghệ... Nền kinh tế vùng núi phần lớn mang tính chất tự cung tự cấp, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một số sản phẩm thủ công của vùng núi được ưa chuộng ở cả trong nước và ngoài nước do chúng mang đậm sắc thái của từng dân tộc.
Câu hỏi cuối bài:
1. Cho biết một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi. Tại sao các hoạt động kinh tế này lại đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương các châu lục ?
- Người dân ở các vùng núi trên thế giới thường sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, người dân vùng núi còn làm các nghề thủ công như chế biến thực phẩm, dệt vải hoặc dệt len, làm đồ mĩ nghệ...
- Hình thức trồng trọt và chăn nuôi cũng như các loại cây trồng và vật nuôi hết sức đa dạng, có sự khác nhau giữa các châu lục và các địa phương, phù hợp với môi trường tự nhiên của từng vùng núi. Nguyên nhân vì:
+ Địa hình vùng núi hết sức đa dạng, giữa các châu lục có đặc điểm khí hậu khác nhau vì vậy cơ cấu các loại cây trồng vật nuôi cũng không giống nhau.
+ Vùng núi là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán sản xuất đa dạng tạo nên các ngành nghề truyền thống và tập quán sản xuất khác nhau.
2. Sự phát triển kinh tế của các vùng núi đã đặt ra những vấn đề gì về môi trường ?
Trả lời:
Trong sự phát triển kinh tế của các vùng, các vấn đề môi trường đã đặt ra là:
- Sự suy giảm tài nguyên rừng do khai thác bừa-bãi.
- Ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các hầm mỏ, các khu công nghiệp, các khu nghỉ mát, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân ven sông.
- Mai một các ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá dân tộc.
- Thay đổi cảnh sắc thiên nhiên.
Bài 24. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi được đăng ở chuyên mục Giải địa 7 và biên soạn theo sách địa lý 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét