Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Bài 44. Kinh tế Trung và Nam Mĩ - soanbaitap.com

Bài 44. Kinh tế Trung và Nam Mĩ

Bài 44. Kinh tế Trung và Nam Mĩ thuộc: Phần 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC và là Chương VII - CHÂU MĨ

Lý thuyết:

Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.

Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng
đất, phải đi làm thuê.
Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự
túc.
Ngoài ra, nhiều công ti tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.
Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài để chia cho nông dân ; tuy nhiên, do vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ và các công ti nước ngoài, việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn. Riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa Cu-ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.

Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.

Khối thị trường chung Mec-cô-xua
Năm 1991, các nước Bra-xin. Ac-hen-ti-na, U-ru-guay và Pa-ra-guay đã thống nhất cùng nhau hình thành một thị trường chung để tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. Đó là cơ sở để hình thành Khối thị trường chung Mec-cô-xua.
Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.
Những năm qua, khối Mec-cô-xua đã kết nạp thêm hai thành viên mới là Chi-lê, Bô-li-vi-a và đang hướng tới việc thành lập thị trường chung Liên Mĩ.

Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc

Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm...

Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm... Các nước trên luôn cố gắng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả, dần đến nợ nước ngoài tăng cao, đe doạ sự ổn định kinh tế trong nước.

Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng. Đa số các xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ.
Ở các nước trong vùng biển Ca-ri-bê, ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả...

Do lệ thuộc vào nước ngoài, ngành trồng trọt ờ nhiều nước Trung và I Nam Mĩ mang tính chất độc canh, mỗi quốc gia trồng một vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả... để xuất khẩu. Các quốc gia ờ eo đất Trung Mĩ trồng mía, bông,

- Ngành trồng trọt

Do lệ thuộc vào nước ngoài, ngành trồng trọt ờ nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh, mỗi quốc gia trồng một vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả... để xuất khẩu. Các quốc gia ờ eo đất Trung Mĩ trồng mía, bông, cà phê và đặc biệt là chuối. Các quốc gia trên quần đảo Ăng-ti trồng cà phê, ca cao, thuốc lá và đặc biệt là mía (Cu-ba). Các quốc gia ở Nam Mĩ cũng trồng nhiều bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả cận nhiệt và đặc biệt là cà phê (Bra-xin, Cô-lôm-bi-a).
Một số nước xuất khẩu nhiều lúa mì như Bra xin, Ac-hen-ti-na ; tuy vậy, nhiều nước ờ Trung và Nam Mĩ vẫn phải nhập lương thực.

- Ngành chăn nuôi và đánh cá
Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay là những nước có ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa phát triển với quy mô lớn, nhờ có nhiều đồng cỏ rộng tươi tốt. Trên sườn núi Trung An-đet. người ta nuôi cừu, lạc đà Lama.
Ở Pê-ru rất phát triển ngành đánh cá biển, sản lượng cá vào bậc nhất thế giới.

Câu hỏi cuối bài:

Bài 1. Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu của Bắc Phi ?
Trả lời:
— Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi vì:
+ Diện tích Nam Phi nhỏ hơn, hẹp hơn Bắc Phi;
+ Có 3 mặt giáp đại dương nên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông nam thổi từ Ấn Độ Dương vào;
+ Phía đông của Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển non", khi gió
đông nam từ đại dương thổi vào mang theo hơi nước gây mưa nên thời tiết nóng, ẩm.
— Còn Bắc Phi : Có diện tích lớn hơn Nam Phi, đường chí tuyến đi qua điểm giữa của Bắc Phi nên đại bộ phận Bắc Phi nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không mưa. phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á-Âu
rộng lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi cũng không gây mưa, địa hình Bắc Phi ờ độ cao trên 200 m, dãy At-lát ngăn cản gió tây nên ảnh hưởng của biển rất ít.

Bài 2. Nêu một số đặc điểm công nghiệp và nông nghiệp của Cộng hoà Nam Phi.

Trả lời:
a) Công nghiệp
- Các ngành công nghiệp chủ yếu là: khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất,...
- Là nước xuất khẩu nhiều vào loại bậc nhất thế giới.
- Sản xuất nhiều uranium, kim cương, crôm,...
b) Nông nghiệp
- Trồng cây ăn quả cận nhiệt đới: cam, chanh, nho.
- Trồng ngô.

Bài 44. Kinh tế Trung và Nam Mĩ được đăng ở chuyên mục Giải địa 7 và biên soạn theo sách địa lý 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét