Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Bài 33. Các khu vực châu Phi (tiếp theo) - soanbaitap.com

Bài 33. Các khu vực châu Phi (tiếp theo)

Bài 33. Các khu vực châu Phi (tiếp theo) thuộc: Phần 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC và là Chương VI. CHÂU PHI

Lý thuyết:

Bài 1. Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu của Bắc Phi ?
Trả lời:
— Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi vì:
+ Diện tích Nam Phi nhỏ hơn, hẹp hơn Bắc Phi;
+ Có 3 mặt giáp đại dương nên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông nam thổi từ Ấn Độ Dương vào;
+ Phía đông của Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển non", khi gió
đông nam từ đại dương thổi vào mang theo hơi nước gây mưa nên thời tiết nóng, ẩm.
— Còn Bắc Phi : Có diện tích lớn hơn Nam Phi, đường chí tuyến đi qua điểm giữa của Bắc Phi nên đại bộ phận Bắc Phi nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không mưa. phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á-Âu
rộng lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi cũng không gây mưa, địa hình Bắc Phi ờ độ cao trên 200 m, dãy At-lát ngăn cản gió tây nên ảnh hưởng của biển rất ít.

Bài 2. Nêu một số đặc điểm công nghiệp và nông nghiệp của Cộng hoà Nam Phi.

Trả lời:
a) Công nghiệp
- Các ngành công nghiệp chủ yếu là: khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất,...
- Là nước xuất khẩu nhiều vào loại bậc nhất thế giới.
- Sản xuất nhiều uranium, kim cương, crôm,...
b) Nông nghiệp
- Trồng cây ăn quả cận nhiệt đới: cam, chanh, nho.
- Trồng ngô.

Bài 33. Các khu vực châu Phi (tiếp theo) được đăng ở chuyên mục Giải địa 7 và biên soạn theo sách địa lý 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét