Bài 50. Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a
Bài 50. Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a thuộc: Phần 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC và là Chương IX - CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Bài 1. Dựa vào hình 48.1 và lát cắt địa hình dưới đây, trình bày đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
Dựa vào lát cắt địa hình lục địa ô-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 30°N, từ tây sang đông : ở ven biển phía tây là đồng bằng nhỏ, hẹp ; sau đó đến cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình khoảng 500 m, tiếp đến là khu vực đồng bằng trung tâm có độ cao trung bình khoảng 200m. Có hồ Ây-rơ sâu 16m, có sông Đac-linh chảy qua. Tiếp đến là dãy Đông Ô-xtrây-ii-a, có đỉnh Rao-đơ-mao cao 1500 m dựng đứng ven biển, đến đồng bằng ven biển phía đông.
Bài 2. Dựa vào hình 48.1, 50.2, 50.3, nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
- Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có: gió Tín phong thổi theo hướng đông nam; gió mùa hướng tây bắc và đông bắc ; gió Tây ôn đới thổi theo hướng tây bắc.
- Sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân :
+ Mưa trên 1501 mm là Pa-pua Niu Ghi-nê, do đây là nơi có khí hậu xích đạo mưa lớn quanh năm.
+ Rìa bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a có lượng mưa từ 1001 đến 1500 mm, khu vực có gió mùa hoạt động và một phần gió Tín phong đi qua biển.
+ Một phần diện tích bắc, nam và đông của lục địa có lượng mưa từ 501 đến 1000 mm, do ảnh hưởng địa hình, gió mang theo hơi nước nên gây mưa hết ở các sườn đón gió.
+ Sâu lục địa lượng mưa ít vì chịu ảnh hướng của hiệu ứng phơn, đồng thời khu vực lục địa nằm trong vùng áp cao chí tuyến khó gây mưa.
Bài 50. Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a được đăng ở chuyên mục Giải địa 7 và biên soạn theo sách địa lý 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét