Bài 27. Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo)
Bài 27. Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo) thuộc: Phần 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC và là Chương VI. CHÂU PHI
Bài 1. Dựa vào kiến thức đã học, quan sát hình 27.1 và 27.2, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi.
Trả lời:
- Nơi có lượng mưa dưới 200 mm là môi trường hoang mạc, thực động vật nghèo nàn.
- Lượng mưa từ 200 mm đến 500 mm là môi trường xa van.
- Lượng mưa trên 1000 mm là môi trường xa van và rừng nhiệt đới.
Bài 2. Nêu đặc điểm của môi trường hoang mạc và môi trường nhiệt đới. Giải thích tại sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi.
Trả lời:
- Môi trường hoang mạc: khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa rất hiếm, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, thực động vật nghèo nàn.
- Môi trường nhiệt đới: lượng mưa giảm dần khi xa Xích đạo, rừng rậm chuyển dần sang rừng thưa và xa van cây bụi, giới động vật phong phú.
- Ở châu Phi, hoang mạc chiếm diện tích lớn là do:
+ Phía bắc của châu Phi là cả một lục địa Á — Âu rộng lớn nên gió
mùa đông bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi rất khô, khó gây mưa.
+ Lãnh thổ rộng lớn, bờ biển khá bằng phẳng, độ cao trên 200 m, ảnh hưởng của biển khó vào sâu đất liền.
+ Châu Phi còn chịu ảnh hưởng của các dòng biển lạnh, các dãy núi ăn sát ra biển cũng ngăn cản ảnh hưởng của biển vào sâu đất liền.
Bài 27. Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo) được đăng ở chuyên mục Giải địa 7 và biên soạn theo sách địa lý 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét