Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Bài 34. Sự phát sinh loài người - soanbaitap.com

Bài 34. Sự phát sinh loài người

Bài 34. Sự phát sinh loài người thuộc PHẦN SÁU. TIẾN HÓA và là CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

Lý thuyết:

Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người, quá trình hình thành loài người, sự tiến hóa văn hóa của người hiện đại.

Cấu tạo cơ thể người rất giống thể thức cấu tạo chung của động vật có xương sống như các thành phần của bộ xương, vị trí sắp xếp các nội quan...

Trên cơ thể người có những cơ quan thoái hóa là di tích của những cơ quan xưa kia phát triển ở động vật như ruột thừa, xương cụt...

Tổ tiên chung của người và các loài vượn hiện nay là loài vượn người sống trên cây. Khi rừng thu hẹp, loài vượn cổ đại chuyển xuống sống trên các đồng cỏ → khả năng đi thẳng là có lợi vì có thể phát hiện kẻ thù từ xa, giải phóng đôi tay trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động, vũ khí …

Từ loài vượn người cổ đại Australopithecus đã phân hóa thành nhiều loài khác nhau, trong đó có nhánh tiến hóa thành loài Homo habilis (người khéo léo, có bộ não khá phát triển 575 cm; biết sử dụng công cụ bằng đá); từ loài này hình thành nên nhiều loài khác trong đó có loài Homo erectus (người đứng thẳng) và tiếp đến là người hiện đại Homo sapiens và loài gần gũi với loài người hiện đại là Homo neanderthalensis (đã bị loài hiện đại cạnh tranh và làm tuyệt chủng cách đây khoảng 30.000 năm).

Khi tiến hóa sinh học đem lại cho con người 1 số đặc điểm thích nghi như: bộ não lớn với các vùng ngôn ngữ và tiếng nói phát triển; bàn tay linh hoạt từ chỗ chỉ biết sử dụng những công cụ bằng đá thô sơ để tự vệ và bắt thú rừng đến biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn, biết chế tạo quần áo, lều trại trú ẩn đến hình thành làng mạc, đô thị: đó là tiến hóa văn hóa. Vậy tiến hóa văn hóa là sản phẩm của tiến hóa sinh học.

Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người có thể dạy nhau cách, sử dụng và sáng tạo ra công cụ, không còn trông đợi vào những biến đổi về mặt sinh học.

Câu hỏi cuối bài:

1. Đi thẳng bằng 2 chân đã đem lại cho loài vượn người những ưu thế tiến hoá gì?

Khi môi trường sống thay đổi, các loài vượn người chuyển từ trên cây xuống sống ở dưới mặt đất là chính thì việc có được dáng đi thẳng đứng đã đem lại khá nhiều lợi thế như: giúp phát hiện được kẻ thù cũng như nguồn thức ăn từ xa, giải phóng đôi tay có thế dùng vào việc sử dụng vũ khí chống kẻ thù hoặc săn bắt,:..

2. Loài người hiện đại, Homo sapiens đã tiến hoá qua các loài trung gian nào?

Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là loài H. habilis (người khéo léo) rồi tiến hóa thành loài H. erectus (người đứng thẳng) và hình thành nên loài H. sapiens (người hiện đại).

Homo habilis ⟶ Homo erectus ⟶ Homo sapiens.

3. Phân biệt tiến hoá sinh học với tiến hoá văn hoá.

Tiến hoá sinh học khác với tiến hoá văn hoá ở chỗ trong tiến hoá sinh học con người truyền lại các đặc điểm thích nghi thông qua các gen từ bố mẹ sang con cái (di truyền theo hàng dọc) còn trong tiến hoá văn hoá khả năng thích nghi của con người có được là do học tập, truyền theo hàng ngang từ người này sang người khác qua chữ viết và tiếng nói (truyền theo hàng ngang).

4. Những đặc điểm thích nghi nào đã giúp con người có được khả năng tiến hoá văn hoá?

Đặc điểm thích nghi mà tiến hoá sinh học đem lại cho con người đầu tiên là dáng đi thẳng đứng, sau đó là bộ não phát triển. Chính bộ não phát triển đã đem lại cho con người khả năng tiến hoá văn hoá.

5. Giải thích tại sao con người hiện đại lại là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hoá của các loài khác

Loài người hiện đại từ khi ra đời đến nay đã nhanh chóng phát triển cả về số lượng lần tăng tuổi thọ. Với các hoạt động của mình con người đã và đang là một nhân tố làm thay đổi môi trường dẫn đến sự tuyệt chủng của rất nhiều loài sinh vật khác.

Bài 34. Sự phát sinh loài người được đăng ở chuyên mục Giải sinh 12 và biên soạn theo sách sinh học 12. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét