I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1
- Nhà văn khắc họa dòng sông tươi đẹp và thơ mộng với những hình ảnh đầy ấn tượng: “một bản trường ca của rừng già”; “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác”, cuộn xoáy như một cơn lốc” nhưng có có lúc thơ mộng: “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
- Cách sử dụng từ ngữ độc đáo: bản trường ca của rừng già, dịu dàng và say đắm...
- Sử dụng nhiều phép tu từ: so sánh kết hợp nhân hóa: “sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”, “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng...”
Câu 2 (trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- Sông Hương có sự thay đổi tính cách khi về đồng bằng đến ngoại vi thành phố Huế. Theo nhà văn, sông “đã chế ngự sức mạnh bản năng ở ngoài con gái” để “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa sứ sở”.
+ Những hiểu biết về kiến thức địa lí đã giúp Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả được dòng sông một cách tỉ mỉ những khúc quanh và lưu vực.
+ Năng lực quan sát tinh tế và ngôn ngữ phong phú, giàu hình tượng để tạo nên những câu văn đặc sắc, gây ấn tượng tới người đọc: “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi” những ngọn đồi này “tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc”, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
+ Hàng loạt so sánh, liên tưởng bất ngờ, thú vị, ấn tượng.
+ Văn phong súc tích, mê đắm, tài hoa;
+ Lối biểu đạt giàu hình tượng, gợi hình gợi cảm.
=> Lối viết này đem lại hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc: vừa làm nổi bật vẻ đẹp đa chiều (trí tuệ, thơ mộng, trầm mặc), lột tả tính cách đầy chủ động, bản lĩnh của sông Hương vừa bày tỏ tình yêu tha thiết và sự am hiểu sâu sắc của tác giả về dòng sông quê nhà.
Câu 3
- Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế liền vui tươi, duyên dáng, hạnh phúc như một cô gái gặp được người tình nhân đích thực của đời mình:
+ Thấy thành phố Huế liền kéo một nét thẳng thực yên tâm;
+ Khi giáp mặt với thành Huế liền uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu;
+ Tặng cho Huế điệu chảy lặng lờ, điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế; dòng chảy ngập ngừng như muốn đi muốn ở…vấn vương của một nỗi lòng;
+ Khi ra khỏi kinh thành còn quyến luyến quay trở lại gặp thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh.
=> Cách miêu tả sông Hương khi vào đến thành phố Huế cho thấy sự gắn bó, am hiểu và tình yêu mãnh liệt, bền chặt mà tác giả dành cho Huế, cho dòng sông.
Câu 4 (trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Vẻ đẹp của sông Hương được nhà văn phát hiện và diễn tả dưới tả dưới góc nhìn lịch sử, văn hóa. Ông đã huy động những hiểu biết về âm nhạc cùng những liên tưởng độc đáo: “điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố” của dòng sông Hương bộc lộ khát vọng cao đẹp của con người là muốn đem cái đẹp để xây dựng, bồi đắp văn hóa và lịch sử nước nhà.
- Trong lịch sử: sông Hương mang vẻ đẹp hùng tráng, vẻ vang bởi nó gắn bó với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc (tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Nam của nước Đại Việt, soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ vào thế kỉ 18, sống bi tráng cùng những cuộc khởi nghĩa thế kỉ 19, đi vào thời đại CMT8 và lập bao chiến công qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ
=> Sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
- Trong thơ ca: sông Hương mang vẻ đẹp phong phú, đa dạng và không bao giờ tự lặp lại mình trong trong cảm hứng của các nghệ sĩ, khi thì thấp thoáng trong bản đàn của Thúy Kiều trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), khi thì thay màu bất ngờ trong thơ Tản Đà, khi thì hùng tráng trong thơ Cao Bá Quát hay trở thành sức mạnh phục sinh trong thơ Tố Hữu.
Câu 5 (trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nét đặc sắc trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Vẻ đẹp của dòng sông Hương phong phú, đa dạng như tâm hồn con người được thể hiện bằng một ngòi bút đặc sắc đầy cảm hứng và tài hoa của tác giả trong thể loại bút kí.
- So sánh liên tưởng độc đáo cùng với những hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn hóa, nghệ thuật...
- Ngôn ngữ phong phú, mềm mại, giàu hình ảnh, vận dụng kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa...
- Kết hợp nhuần nhuyễn, điêu luyện giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa chủ quan và khách quan.
II. LUYỆN TẬP
Câu hỏi (trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
“Trong những dòng sông đẹp ở cả nước… chân núi Kim Phụng”
- Cái hay về ý tưởng:
+ Xây dựng nhiều trạng thái, cung bậc cảm xúc của con sông
+ Con sông Hương lúc này trở thành sinh thể có hồn, có tâm hồn, tính cách, bản ngã
- Hình ảnh: nhiều màu sắc, lung linh, huyền ảo, trầm ấm như đặc tính của dòng sông
- Ngôn ngữ: cô đọng, súc tích, diễn tả được thần thái của dòng sông, những cung bậc cảm xúc của chính nhà thơ khi cảm nhận về dòng sông.
Bố cục
Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (từ đầu … quê hương xứ sở): hành trình của dòng sông Hương
- Phần 2 (còn lại): sông Hương của lịch sử, thơ ca
soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 12 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận ngữ văn 12... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 12 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính. Giúp bạn học tốt văn học lớp 12
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét