Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Vi hành - soanbaitap.com

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Mâu thuẫn trào phúng: đó là sự nhầm lẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa bản chất bù nhìn sa đọa và bản chất việc làm của chính quyền thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp.

Câu 2 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Truyện mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định.

- Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lí nhưng lại rất có lí, vì người Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của người da vàng (mắt xếch, mặt bóng như vỏ chanh có gì khác nhau đâu) cũng như người châu Âu, da trắng mũi lõ mắt xanh như nhau cả. Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa thật hài hước. Tạo ra tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái trong chuyến tàu điện ngầm, nhân vật tôi tình cờ hiểu được nhiều điều qua câu chuyện thầm lén và tinh quái của họ, nhất là những lời bình luận về hoàng đế An Nam Khải Định. Và thế là, dù Khải Định không hề xuất hiện trong truyện mà chân dung của y được dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.

Câu 3 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Ngoại hình

+ Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch --> vô duyên.

+ Trang phục thì lố lắng chẳng ra một phong cách nào cốt chỉ để khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết lên người trưng diện.

+ Điệu bộ: lấm lét lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm

+ Hành vi: nhút nhát, lén lút vi hành.

=> Chỉ bấy nhiêu thôi qua đấy ta thấy được bản chất của một ông vua bù nhìn. Những đánh giá của đôi trai gái kia là những đánh giá khách quan của thực dân Pháp đôi với hoàng đế Khải Đinh. Từ một ông vua hắn biết thành một thằng hề một con rối để mua vui cho dân Pháp, để làm tay sai cho thực dân Pháp và cuối cùng chỉ là một đứa con nít ngốc nghếch mà thôi.

- Tính chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm:

+ Nhà văn tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và bịp bợm.

+ Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện và rượu cồn.

+ Nhà văn còn vạch trần những chính sách lừa bịp quốc tế của thực dân, tung chiêu bài khai hóa văn minh nhưng thực chất là cướp nước.

+ Tố cáo chế độ nhà tù, những truy nã bủa vay theo dõi những người yêu nước trên khắp đất Pháp.

- Đặc sắc về mặt nghệ thuật:

+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

+ Truyện được viết dưới dạng một bức thư – một lối văn tự do, phóng túng và đa giọng điệu.

+ Tính chất đa giọng điệu với nhiều sắc điệu khác nhau, từ giọng điệu giễu cợt mỉa mai, phê phán đả kích đến giọng điệu trữ tình tự sự... đã làm nên sức hấp dẫn và sức chiến đấu của tác phẩm.

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành đấy”): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái Pháp về Khải Định.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Thái độ, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Khải Định, về chế độ cai trị của bọn thực dân.

ND chính

Tóm tắt

"Vi hành" nói về chuyến đi của một người An Nam – nhân vật “tôi” trên tàu điện ngầm ở Pháp, Trong chuyến đi ấy, nhân vật “tôi” bị một đôi trai gái người Pháp hiểu nhầm là vua Khải Định. Câu chuyện nói về những lời nhận xét của đôi trai gái về Khải Định và suy nghĩ của nhân vật “tôi”.

soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 11 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 11 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính.

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét