Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Đọc thêm: Mấy ý nghĩa về thơ (trích) - soanbaitap.com

 

Câu 1 (trang 60 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Nguyễn Đình Thi lí giải đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:

- Điều đó được khẳng định qua câu hỏi tu từ mang tính khẳng định: “ Đầu mối của thơ ca có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”. Trước khi có thơ tâm hồn con người phải có những “rung động thơ”, sau đó mới “làm thơ”.

- Thơ với con người có sự tác động qua lại lẫn nhau. Làm thơ là một cách bộc lộ tâm lí, trạng thái, tình cảm con người.

- Làm thơ tức là thể hiện sự rung động tâm hồn bằng những lời hoặc những dấu hiệu thay cho lời nói.

Câu 2 (trang 60 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Bên cạnh việc thể hiện tâm hồn con người, thơ còn mang nhiều yếu tố đặc trưng cơ bản khác cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến:

- Hình ảnh thơ: là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một hoàn cảnh trạng thái nào đó: “hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”.

- Tư tưởng thơ: Tư tưởng trong thơ gắn liền với cuộc sống “Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự”.

- Cảm xúc trong thơ: Cảm xúc luôn gắn với suy nghĩ, tình cảm của con người:

+ Tính chân thật trong thơ.

+ Là những hình ảnh bắt nguồn từ sự sống.

- Cái thực trong thơ: là cái thực của cảm xúc, là biểu hiện một cách chân thực những gì diễn ra ở trong đầu.

Câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

- Sự khác biệt :

+ Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại.

+ Ngôn ngữ thơ: giàu cảm xúc, nhịp điệu, nhạc điệu. Nhịp điệu là cách ngắt câu ngắt đoạn, tiếng bằng tiếng trắc, thanh bổng thanh trầm, nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, tâm hồn.

- Quan niệm về thơ tự do và thơ không vần: không có thơ tự do, thơ có vần hay thơ không vần, mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ …

=> Quan niệm đúng đắn và tiến bộ. Ở thờ đại mới, tình cảm nội dung mới, đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng không phải thể loại thơ mà là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người.

Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Nghệ thuật đặc sắc của bài tiểu luận:

- Văn phong gần gũi, thân tình, chia sẻ tâm huyết, quan niệm và tình cảm chân thành với những người đồng nghiệp về thơ ca.

- Nghệ thuật lập luận hấp dẫn: hệ thống luận điểm chặt chẽ tiến bộ, trải nghiệm sâu sắc, tư duy sắc bén, hình ảnh sống động, từ ngữ sắc sảo, dẫn chứng giàu sức lay động.

- Kết hợp nhuần nhuyễn chính luận và trữ tình, nhiều câu nhiều đoạn mềm mại, giàu chất thơ.

Câu 5 (trang 60 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị: Bởi những vấn đề tác giả đặt ra có giá trị về ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tác thi ca, sáng tạo thơ.

=> Quan niệm thơ ca luôn có giá trị ở mọi thời đại.

Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Đoạn 1: Từ đầu đến "...xung quanh ngọn lửa" : Đặc trưng cơ bản nhất của thơ.

- Đoạn 2: Còn lại: Những đặc điểm khác của thơ.

soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 12 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận ngữ văn 12... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 12 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính. Giúp bạn học tốt văn học lớp 12

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét