I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
- "Nhà nước": chi triều đình phong kiến. Tác giả không sử dụng từ triều đình
=> Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm.
- Theo lệ thường dưới thời phong kiến, cứ ba năm có một khoa thi hương.
- Trường Nam: trường thi ở Nam Định
- Trường Hà: trường thi ở Hà Nội
=> Điều khác thường: "Trường Nam thi lẫn với trường Hà". Từ "lẫn" gợi quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi, mất đi sự nghiêm túc của các kì thì xưa.
Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Hình ảnh:
+ Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ => dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.
+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa => ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.
+ Đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường.
+ Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”.
=> Sự láo nháo, lộn xộn của cảnh thi cử lúc bấy giờ.
=> Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Hình ảnh:
+ Quan sứ: công sứ Nam Định, được tiếp đón trọng thể.
+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, phô trương
=> Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.
- Nghệ thuật đối: Lọng >< váy, trời >< đất, quan sứ >< mụ đầm
=> Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.
=> Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.
Câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Tâm trạng, thái độ của tác giả được thể hiện rõ qua hai câu thơ cuối:
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà
- Hai câu cuối là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất.
- Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.
- Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.
Bố cục
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời giới thiệu kì thi hương.
- Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Cảnh tượng trường thi.
- Phần 3 (hai câu thơ còn lại): Thái độ của nhà thơ trước kì thi hương.
ND chính
- Tác giả Tú Xương vẻ lên cảnh nhốn nháo, ô hợp của trường thi trong xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu
- Tâm sự của tác giả trước tình cảnh đất nước
soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 11 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 11 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét