Bài 1 (trang 80 SGK Hình học 12): Viết phương trình mặt phẳng:
a) Đi qua điểm M(1; -2; 4) và nhận n→ = (2 ; 3 ; 5) làm vec tơ pháp tuyến
b) Đi qua A(0; -1; 2) và song song với giá của mỗi vec tơ u→ = (3; 2; 1) và v→ = (-3; 0; 1).
c) Đi qua ba điểm A(-3; 0; 0); B(0; -2; 0) và C(0; 0; -1).
Lời giải:
a) Mặt phẳng đi qua điểm M(1; -2; 4) và nhận n→ = (2; 3; 5) làm vectơ pháp tuyến là:
2(x – 1) + 3(y + 2) + 5(z – 4) = 0
⇔ 2x + 3y + 5z – 16 = 0.
b) Mặt phẳng nhận u→ và v→ là vec tơ chỉ phương
⇒ nhận = (2.1 – 1.0 ; 1.(-3) – 3.1 ; 3.0 – (-3).2) = (2; -6; 6) là vec tơ pháp tuyến.
Mặt phẳng đi qua A(0 ; -1 ; 2) nên có phương trình :
2(x – 0) – 6(y + 1) + 6(z – 2) = 0
⇔ 2x – 6y + 6z – 18 = 0
⇔ x – 3y + 3z – 9 = 0.
c) Cách 1:
Mặt phẳng (R) đi qua ba điểm A, B, C nhận là hai vec tơ chỉ phương
⇒ Nhận = ((-2).(-1) – 0; 0.3 – 3.(-1); 3.0 – 3.(-2)) = (2; 3; 6) là vec tơ pháp tuyến.
(R) đi qua A(-3; 0; 0) nên có phương trình:
2(x + 3) + 3y + 6z = 0
⇔ 2x + 3y + 6z + 6 = 0.
Cách 2 :
(R) đi qua A(-3 ; 0 ; 0) ; B(0 ; -2 ; 0) ; C(0 ; 0 ; -1) nên có phương trình đoạn chắn là :
⇔ 2x + 3y + 6z + 6 = 0.
Bài 2 (trang 80 SGK Hình học 12): Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB với A(2; 3; 7), B(4; 1; 3)
Lời giải:
Kiến thức áp dụng
+ Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB là mặt phẳng đi qua trung điểm và vuông góc với AB (nhận là vectơ pháp tuyến).
Bài 3 (trang 80 SGK Hình học 12):
a) Lập phương trình của các mặt phẳng tọa độ Oxy, Oyz và Ozx
b) Lập phương trình của các mặt phẳng đi qua điểm M(2; 6; -3) và lần lượt song song với các mặt phẳng tọa độ.
Lời giải:
a) Mặt phẳng Oxy là tập hợp các điểm có cao độ z = 0 nên có phương trình: z = 0.
Tương tự:
Mặt phẳng Oyz: x = 0
Mặt phẳng Ozx: y = 0.
b) Phương trình mặt phẳng đi qua M(2; 6; -3) và song song với (Oxy): z + 3 = 0
Phương trình mặt phẳng đi qua M(2; 6; -3) và song song với (Oyz): x – 2 = 0
Phương trình mặt phẳng đi qua M(2; 6; -3) và song song với (Ozx): y – 6 = 0.
Bài 4 (trang 80 SGK Hình học 12): Lập phương trình mặt phẳng:
a)Chứa trục Ox và điểm P(4; -1; 2)
b)Chứa trục Oy và điểm Q(1; 4; -3)
c)Chứa trục Oz và điểm R(3; -4; 7)
Lời giải:
a) (P) chứa Ox và điểm P(4; -1; 2).
+ (P) chứa Ox ⇒ nhận i→ = (1; 0; 0) là 1 vtcp
+ (P) chứa O(0 ; 0 ; 0) và P(4 ; -1 ; 2) ⇒ nhận = ( 4 ; -1 ; 2) là 1 vtcp
⇒ (P) nhận = (0; -2; -1) là 1 vtpt
⇒ (P): -2.(y – 0) – 1.(z – 0) = 0
hay (P) : 2y + z = 0.
b) (Q) chứa trục Oy và điểm Q(1; 4; -3)
+ (Q) chứa Oy ⇒ nhận j→ = (0; 1; 0) là 1 vtcp).
+ (Q) chứa O(0 ; 0 ; 0) và Q(1 ; 4 ; -3) ⇒ nhận = ( 1 ; 4 ; -3) là 1 vtcp
⇒ (Q) nhận = (-3; 0; -1) là 1 vtpt
⇒ (Q): -3(x – 0) – 1.(z – 0) = 0
hay (Q): 3x + z = 0.
c) (R) chứa trục Oz và điểm R(3; -4; 7)
+ (R) chứa Oz ⇒ nhận k→ = (0; 0; 1) là 1 vtcp.
+ (R) chứa O(0 ; 0 ; 0) và R(3 ; -4 ; 7) ⇒ nhận = ( 3 ; -4 ; 7) là 1 vtcp
⇒ (R) nhận = (4; 3; 0) là 1 vtpt
⇒ (R): 4(x – 0) + 3.(y – 0) = 0
hay (R): 4x + 3y = 0.
Kiến thức áp dụng
+ Phương trình mặt phẳng đi qua M(x0 ; y0 ; z0) và nhận n→ = (a ; b ; c) là vec tơ pháp tuyến :
a(x – x0) + b(y – y0) + c(z – z0) = 0.
+ Tích có hướng của u→ = (a1; a2; a3) và v→ = (b1; b2; b3) là:
= (a2b3 – a3b2; a3b1 – a1b3; a1b2 – a2b1).
Tích có hướng vuông góc với mỗi vec tơ u→ ; v→
Bài 5 (trang 80 SGK Hình học 12): Cho tứ diện có các đỉnh là A(5; 1; 3), B(1; 6; 2), C(5; 0; 4), D(4; 0; 6)
a)Hãy viết phương trình của các mặt phẳng (ACD) và (BCD)
b)Hãy viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua cạnh AB và song song với cạnh CD.
Lời giải:
Kiến thức áp dụng
+ Phương trình mặt phẳng đi qua M(x0 ; y0 ; z0) và nhận n→ = (a ; b ; c) là vec tơ pháp tuyến :
a(x – x0) + b(y – y0) + c(z – z0) = 0.
+ Tích có hướng của u→ = (a1; a2; a3) và v→ = (b1; b2; b3) là:
= (a2b3 – a3b2; a3b1 – a1b3; a1b2 – a2b1).
Bài 6 (trang 80 SGK Hình học 12): Hãy viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua điểm M(2; -1; 2) và song song với mặt phẳng (β) : 2x – y + 3z + 4 = 0
Lời giải:
Vì mặt phẳng (α) song song với mặt phẳng ( β) : 2x – y + 3z + 4 = 0 nên phương trình của mp(α) có dạng 2x – y + 3z + D = 0
Vì M(2; -1; 2) ∈ mp(α) nên 4 + 1 + 6 + D = 0 <=> D = -11
Vậy phương trình của mp(α) là: 2x – y + 3z - 11= 0
Kiến thức áp dụng
+ Mặt phẳng (P) nhận n1→ là 1 vtpt; mặt phẳng (Q) nhận n2→ là 1 vtpt
(P) // (Q) ⇔
Do đó: phương trình mặt phẳng song song với mặt phẳng: ax + by + cz + d = 0 luôn có dạng: ax + by + cz + d’ = 0.
Bài 7 (trang 80 SGK Hình học 12): Lập phương trình mặt phẳng (α) qua hai điểm A(1; 0; 1), B(5; 2; 3) và vuông góc với mặt phẳng ( β) : 2x – y + z – 7 = 0
Lời giải:
Kiến thức áp dụng
+ Phương trình mặt phẳng đi qua M(x0 ; y0 ; z0) và nhận n→ = (a ; b ; c) là vec tơ pháp tuyến :
a(x – x0) + b(y – y0) + c(z – z0) = 0.
+ Tích có hướng của u→ = (a1; a2; a3) và v→ = (b1; b2; b3) là:
= (a2b3 – a3b2; a3b1 – a1b3; a1b2 – a2b1).
Tích có hướng vuông góc với mỗi vec tơ u→ ; v→
Soanbaitap.com gửi đến các bạn học sinh đầy đủ những bài giải toán 12 có trong sách giáo khoa tập 1 và tập 2, đầy đủ cả phần hình học và đại số. Tổng hợp các công thức, giải bài tập toán và cách giải toán lớp 12 khác nhau.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét