Ôn tập phần hình học toán 6 được biên soạn từ đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn toán trên toàn quốc đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em tổng hợp kiến thức và ôn tập phần hình học lớp 6 đồng thời hướng dẫn giải bài tập sgk để các em hiểu rõ hơn.
Ôn tập phần hình học (Câu hỏi - Bài tập) thuộc: Chương 1: Đoạn thẳng
Hướng dẫn giải bài tập ôn tập phần hình học toán 6
Bài 1 trang 127 SGK Toán 6 tập 1. Đoạn thẳng AB là gì?:
Đề bài: Đoạn thẳng AB là gì?
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng định nghĩa đoạn thẳng.
- Lời giải chi tiết
Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
Bài 2 trang 127 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Cho ba điểm A,B,C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC, điểm M nằm giữa B và C.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Đoạn thẳng được giới hạn bởi hai đầu mút.
+ Tia được giới hạn về một phía.
+ Đường thẳng không giới hạn ở hai phía.
- Lời giải chi tiết
Bài 3 trang 127 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Cho ba điểm A,B,C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC, điểm M nằm giữa B và C.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Đoạn thẳng được giới hạn bởi hai đầu mút.
+ Tia được giới hạn về một phía.
+ Đường thẳng không giới hạn ở hai phía.
- Lời giải chi tiết
Bài 4 trang 127 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Vẽ bốn đường thẳng phân biệt. Đặt tên cho các giao điểm (nếu có).
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt.
- Lời giải chi tiết
Ta có thể vẽ 1 trong các trường hợp sau:
- Bốn đường thẳng cắt nhau đôi một có 6 giao điểm A, B, C, D, P, Q (hình a).
- Trong 4 đường thẳng có hai đường thẳng song song, sẽ có 5 giao điểm A, B, C, D, M (hình b).
- Trong 4 đường thẳng có hai cặp đường thẳng song song, sẽ có 4 giao điểm A, B, C, D (hình c).
- 4 đường thẳng song song với nhau (hình d) và không có giao điểm nào.
Chú ý: Bài toán này có nhiều cách vẽ, trên đây chỉ là một số gợi ý cho các em tham khảo.
Bài 5 trang 127 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Cho ba điểm thẳng hàng A, B, C sao cho B nằm giữa A và C. Làm thế nào để chỉ đo hai lần, mà biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng AB, BC, AC? Hãy nêu các cách làm khác nhau.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB.
- Lời giải chi tiết
Vì B nằm giữa A và C nên AB+BC=AC.
Chỉ đo 2 lần, ta có 3 cách sau để xác định độ dài AB, BC, AC.
Cách 1: Đo độ dài của hai đoạn thẳng AB, BC. Khi đó AC=AB+BC
Cách 2: Đo độ dài AB, AC. Khi đó vì AC=AB+BC nên BC=AC−AB
Cách 3: Đo độ dài BC, AC. Khi đó vì AC=AB+BC nên
Bài 6 trang 127 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Cho đoạn thẳng AB dài 6 cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm.
a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B không?
b) So sánh AM và MB.
c) M có là trung điểm của AB không ?
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Trên tia Ox có OM=a;ON=b. Nếu 0<a<b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N
+ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB.
+ Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A,B và cách đều A,B(MA=MB).
- Lời giải chi tiết
a) Vì hai điểm M và B thuộc tia AB mà AM<AB(3cm<6cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
b) Vì điểm M nằm giữa hai điểm A và B (theo câu a) nên ta có AM+MB=AB
Suy ra MB=AB–AM=6–3=3(cm)
Ta có AM=3cm và MB=3cm
Nên AM=MB(=3cm).
c) Vì điểm M nằm giữa hai điểm A và B (theo câu a) và AM=MB(=3cm) (theo câu b) suy ra M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Bài 7 trang 127 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Cho đoạn thẳng AB dài 7 cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Trung điểm I của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A,B(IA=IB)
Hay nếu I là trung điểm đoạn AB thì IA=IB=AB2
- Lời giải chi tiết
Giả sử I là trung điểm của AB thì IA+IB=AB và IA=IB
Do đó: IA=IB=AB2=72=3,5(cm)
Cách vẽ:
Trên giấy, ta lấy một điểm A. Đặt vạch 0cm của thước trùng với điểm A. Theo cạnh thước, tìm vạch chỉ 3,5cm và đánh dấu đó là điểm I, tìm vạch 7cm đánh dấu đó là điểm B, sau đó kẻ đoạn thẳng từ A tới B là xong.
Bài 8 trang 127 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O. Lấy A thuộc tia Ox, B thuộc tia Ot, C thuộc tia Oy, D thuộc tia Oz sao cho OA=OC=3cm,OB=2cm,OD=2OB.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Hai đường thẳng cắt nhau có 1 điểm chung.
+ Dùng thước thẳng, compa (nếu cần) để vẽ hình.
- Lời giải chi tiết
Vẽ hình theo các bước sau:
- Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O
- Trên đường thẳng xy: Lấy A thuộc tia Ox, lấy C thuộc tia Oy sao cho OA=OC=3cm
- Trên đường thẳng zt:
+ Lấy B thuộc tia Ot sao cho OB=2cm
+ Lấy D thuộc tia Oz sao cho
Bài 8 trang 127 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O. Lấy A thuộc tia Ox, B thuộc tia Ot, C thuộc tia Oy, D thuộc tia Oz sao cho OA=OC=3cm,OB=2cm,OD=2OB.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Hai đường thẳng cắt nhau có 1 điểm chung.
+ Dùng thước thẳng, compa (nếu cần) để vẽ hình.
- Lời giải chi tiết
Vẽ hình theo các bước sau:
- Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O
- Trên đường thẳng xy: Lấy A thuộc tia Ox, lấy C thuộc tia Oy sao cho OA=OC=3cm
- Trên đường thẳng zt:
+ Lấy B thuộc tia Ot sao cho OB=2cm
+ Lấy D thuộc tia Oz sao cho
Ôn tập phần hình học toán 6 được đăng ở chuyên mục Giải Toán 6 và biên soạn theo phần toán hình 6 thuộc SKG Toán lớp 6. Bài giải toán lớp 6 được biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy giỏi toán tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập.
#soanbaitap Social https://ift.tt/2S06Bff
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét