Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật - soanbaitap.com

Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật

Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật thuộc PHẦN BA SINH HỌC VI SINH VẬT và là CHƯƠNG II. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

Lý thuyết

1. Phân đôi
Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi. Khi hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng, tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm) (hình 26.1).
Vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.

Hình 26.1. Hạt mêzôxôm của vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử
Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng ) như vi sinh vật dinh dưỡng mêtan (Methylosinus) hay bằng bào tử đốt ( bào tử được hình thành bởi sự phản đốt của sợi sinh dưỡng) ở xạ khuẩn (Actinomycetes). Vi khuẩn quang dưỡng màu tía (Rhodomicrobium vannielii) lại có hình thức phân nhánh và nảy chồi (hình 26.2). Tất cả các bào tử sinh sản đều chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.
Khác với các loại trên, khi gặp điều kiện bất lợi tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore). Đây không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng tiềm sinh của tế bào, nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat.

Hình 26.2. a) Bào tử đốt ở xạ khuẩn (x12.000);

b) Tế bào nảy chồi ở vi khuẩn quang dưỡng màu tía (x18.000).

1. Sinh sản bằng bào tử
Nhiều loài nấm mốc có thể sinh sản vô tính bằng bào tử kín (bào tử được hình thành trong túi, hình 26.3a) như nấm Mucor hay bằng bào tử trần như nấm Penicillium (hình 26.3b), đồng thời có thể sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.

Hình 26.3. Các loại bào tử a) Bào tử kín ; b) Bào tử trần

2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi
Một số nấm men có thể sinh sản bằng cách nảy chồi như nấm men rượu (Saccharomyces), phân đôi như nấm men rượu rum (Schizosaccharomyces).
Các tảo đơn bào như tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), trùng giày (Paramecium caudatum) sinh sản vô tính bằng cách phân đôi và sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa 2 tế bào.

Câu hỏi cuối bài:

1. Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào?

Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt.

- Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.

- Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.

- Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

2. Cho ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm.

- Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.

- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:

+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)...

+ Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor.

Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động.

Bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat kém chịu nhiệt.

3. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?

Nếu thịt đóng hộp không được diệt khuẩn đúng quy trình mà để lâu ngày, các nội bào tử mọc mầm phát triển. Chúng sẽ phân giải các chất, thải ra các loại khí khác làm cho hộp phồng lên.

Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật được đăng ở chuyên mục Giải sinh 10 và biên soạn theo sách sinh học 10. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét