Bài 33. Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
Bài 33. Ôn tập phần sinh học vi sinh vật thuộc PHẦN BA SINH HỌC VI SINH VẬT và là CHƯƠNG III. VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Câu hỏi cuối bài:
1. quang tự dưỡng
2. quang dị dưỡng
3. hóa tự dưỡng
4. hóa dị dưỡng
Giải thích các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục. Ở pha sinh trưởng nào trong nuôi cấy không liên tục có thời gian của một thế hệ (g) là giá trị không đổi? Nêu nguyên tắc của nuôi cấy liên tục, ứng dụng.
- Các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục:a) Pha tiềm phát: vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
b) Pha lũy thừa: vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
c) Pha cân bằng: số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đén cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
d) Pha suy vong: số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
- Trong nuôi cấy không liên tục pha cân bằng là pha có thời gian của 1 hệ (g) không đổi.
- Nguyên tắc trong nuôi cấy liên tục: luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra 1 lượng dịch nuôi cấy tương đương
- Ứng dụng: trong sản xuất sinh khối để thu nhận protein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, các hoocmon...
Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào ? Nêu sự khác biệt giữa bào tử sinh sản và nội bào từ ở vi khuẩn. Bào tử vô tính và bào tử hữu tính ở nấm khác nhau như thế nào ?
Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt.
- Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.
- Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.
- Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
* Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.
- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:
+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)...
+ Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor.
* Sự khác biệt giữa bào tử sinh sản (ngoại bào tử và bào tử đốt) với nội bào tử của vi khuẩn:
- Bào tử sinh sản: có khả năng sinh sản, kém bền với nhiệt.
- Nội bào tử: không có khả năng sinh sản, hình thành khi cơ thể gặp điều kiện sống bất lợi hoặc cần chuyển sang giai đoạn sống mới, bền với nhiệt nhờ lớp vỏ là canxi đipicôlinat.
Đường dùng để nuôi cấy vi sinh vật và dùng để ngâm các loại quả. Vì sao lại có thể dùng đường với 2 mục đích hoàn toàn khác nhau? Lấy ví dụ về hợp chất khác có vai trò tương tự.
- Đường dùng nuôi cấy vi sinh vật vì đường là nguồn dinh dường năng lượng cho chúng. Nhưng, nếu nồng độ đường quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở sinh vật.
- Hợp chất có vai trò tương tự đường là muối.
Bài 33. Ôn tập phần sinh học vi sinh vật được đăng ở chuyên mục Giải sinh 10 và biên soạn theo sách sinh học 10. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét