Bài 37: Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước
Bài 37: Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước thuộc: CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
1. Trả lời câu hỏi SGK trang 116
- Khẩu phần là gì?
- Lập khẩu phần cần dựa trên những nguyên tắc nào?
Trả lời:
- Khẩu phần là tiêu chuẩn ăn (nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết) trong một ngày đã được cụ thể hoá bằng các các loại thức ăn xác định với khối lượng (hoặc tỷ lệ) nhất định.
- Nguyên tắc lập khẩu phần ăn:
+ Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
+ Đảm bảo cân đối các thành phần giá trị dinh dưỡng
+ Đảm bảo cung cấp năng lương, vitamin, muối khoáng và nước cho cơ thể.
2. Lập bảng số liệu: Tính số liệu, điền vào các ô có đánh dấu “?” ở bảng 37-2 và 37-3 từ đó xác định mức đáp ứng nhu cầu tính theo %
3. Thu hoạch
* Em dự kiến thay đổi khẩu phần như thế nào (về các thực phẩm và khối lượng từng loại) so với khẩu phần của bạn nữ sinh kể trên, cho phù hợp với bản thân.
Trả lời:
Ví dụ: Khẩu phần ăn của 1 nam sinh lớp 8 mỗi ngày cần khoảng 2500 Kcal
- Buổi sáng:
+ Mì sợi: 100g = 349Kcal
+ Thịt ba chỉ: 50g = 130Kcal
+ 1 cốc sữa: 20g = 66,6Kcal
- Buổi trưa:
+ Gạo tẻ: 200g = 688Kcal
+ Đậu phụ: 50g = 47,3Kcal
+ Rau muống: 200g = 39Kcal
+ Gan lợn: 100g = 116Kcal
+ Cà chua: 10g = 1,9Kcal
+ Đu đủ: 100g = 31 Kcal
- Buổi tối:
+ Gạo tẻ: 150g = 516Kcal
+ Thịt cá chép: 100g = 384Kcal
+ Dưa cải muối: 100g = 9,5Kcal
+ Rau cải bắp: 3g = 8,7Kcal
+ Chuối tiêu: 60g = 194Kcal
Vậy tổng 2571 Kcal.
Bài 37: Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước được đăng ở chuyên mục Giải sinh 7 và biên soạn theo sách sinh học 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét