Bài 50. Vi Khuẩn
Bài 50. Vi Khuẩn thuộc: CHƯƠNG X. VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y
Lý Thuyết:
Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản (tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh)
Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản (tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh).
Hầu hết vi khuẩn không có chất diệp lục, hoại sinh hoặc kí sinh (trừ một số ít có thể tự dưỡng).
Vi khuẩn phân bố rất rộng rãi trong thiên nhiên và thường với số lượng lớn.
Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người: chúng phân huỷ các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng...
Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người: chúng phân huỷ các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó bảo đảm được nguồn vật chất trong tự nhiên Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa. Nhiều vi khuẩn có ích được ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có nhiều vi khuẩn có hại gây bệnh cho người, vật nuôì, cây trồng và gây hiện tượng thối rữa làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi trường.
Câu hỏi cuối bài:
1. Vi khuẩn có những hình dạng nào? Cấu tạo của chúng ra sao ?
- Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu, hình phẩy, hình xoắn...
- Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi. Tế bào có vách bao bọc bên ngoài, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.
2. Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào? Thế nào là vi khuấn kí sinh, vi khuẩn hoại sinh?
- Dinh dưỡng của vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau,
+ Một số vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng.
+ Phần lớn vi khuẩn không tự chế tạo được chất hữu cơ, do đó chúng phải lấy chất hữu cơ từ cơ thể sinh vật khác nên được gọi là vi khuẩn dị dưỡng (theo kiểu kí sinh hoặc hoại sinh).
- Vi khuẩn kí sinh là vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác.
- Vi khuẩn hoại sinh là vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn (xác động thực vật...).
3. Vi khuẩn có vai trò gì trong nông nghiệp và công nghiệp?
+ Trong nông nghiệp:
- Phân giải cành, lá cây thành mùn và muối khoáng, giúp cây có thêm chất dinh dưỡng.
- Tham gia cố định Nitơ - một chất quan trọng cho sự phát triển của mọi loại thực vật.
+ Trong công nghiệp:
- Giúp hình thành than đá và dầu mỏ - hai loại nhiên liệu quan trọng cho sản xuất công nghiệp.
- Là mắt xích quan trọng trong ngành công nghệ sinh học: lên men, sản xuất vitamin, làm sạch nguồn nước…
- Có vai trò quan trọng trong công nghiệp thực phẩm: làm giấm, chế biến dưa cà, thủy hải sản…
4. Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn không bị ô thiu thì phải làm thế nào ?
- Trong không khí luôn có rất nhiều loại vi khuẩn. Khi chúng xâm nhập vào thức ăn, trong điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiến hành phân giải các chất trong thức ăn để lấy chất dinh dưỡng. Các chất do vi khuẩn thải ra làm cho thức ăn bị ôi thiu, có mùi rất khó ngửi.
- Để thức ăn không bị ôi thiu thì cần bảo quản thức ăn trong tủ lạnh hoặc ướp mặn thức ăn.
Bài 50. Vi Khuẩn được đăng ở chuyên mục Giải sinh 6 và biên soạn theo sách sinh học 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét