Bài 52. Địa y
Bài 52. Địa y thuộc: CHƯƠNG X. VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y
Lý Thuyết:
Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm cộng sinh
Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm cộng sinh, thường sống bám trên thân các cây gỗ hoặc trên đá.
Địa y đóng vai trò trong việc tạo thành đốt và cũng có giá trị kinh tể.
Câu hỏi cuối bài:
1. Địa y có những hình dạng nào ? Chúng mọc ở đâu ?
Hình dạng của địa y:
- Hình vảy: là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây.
- Hình cành: giống như một cành cây nhỏ phân nhánh.
- Dạng sợi: giống như một búi sợi mắc vào cành cây.
Địa y mọc ở trên thân cây, cành cây, tường cũ, tảng đá: những nơi có điều kiện tương đối ẩm.
2. Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì?
Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do chung sống giữa một số loại tảo và sợi nấm không màu .
- Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
- Tảo có chất diệp lục sử dụng nước và muối khoáng chế tạo ra chất hữu cơ dùng chung cho cả 2 bên (nấm và tảo).
Bài 52. Địa y được đăng ở chuyên mục Giải sinh 6 và biên soạn theo sách sinh học 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét