Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện thuộc: CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Lý thuyết:
I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Qua các ví dụ trên có thể rút ra nhận xét:
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện
1. Hình thành phản xạ có điều kiện (hình 52-1-3)
Hãy nghiên cứu một thí nghiệm kinh điển của Nhà sinh lí học người Nga I.P.Paplôp: phản xạ có điều kiện tiết nước bọt đối với ánh đèn hoặc một kích thích bất kì.
Hình 52-3. Thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt khi có ánh đèn
A. Bật đèn rồi cho ăn nhiều lần, ánh đèn
B. Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt sẽ trở thành tín hiệu của ăn uốngvới ánh đèn đã được thành lập
2. Ức chế phản xạ có điều kiện
Trong thí nghiệm trên, phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành, nghĩa là củng cố kích thích ánh đèn gãy tiết nước bọt bằng cho ăn. Nếu không được củng cố, dần dần phản xạ có điều kiện đã hình thành sẽ mất do ức chế tắt dần, ánh đèn trở thành vô nghĩa, không gây tiết nước bọt nữa.
III. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện
Bảng 52-2. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện
Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:
- Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
- Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).
Câu hỏi cuối bài:
1. Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện.
Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điểu kiện:
* Phản xạ không điều kiện:
- Trả lời kích thích tương ứng (kích thích không điều kiện).
- Bầm sinh.
- Bền vững.
- Có tính chất di truyền.
- Số lượng hạn chế.
- Cung phản xạ đơn giản.
- Trung ương nằm ở trụ não, tùy sổng.
* Phàn xạ có điều kiện:
- Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần).
- Được hình thành qua học tập, rèn luyện.
- Không bền vững (dễ mất khi không củng cố).
- Cỏ tính chất cá thể, không di truyền.
- Số lượng không hạn định.
- Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ.
- Trung ương chủ yếu có sụ tham gia của vỏ não.
2. Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.
Ví dụ 1. Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) ở cá nuôi.
Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ nhẹ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.
Ví dụ 2. Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) ở gà nuôi.
Mỗi khi cho gà ăn thóc, ta vỗ tay kết hợp với tiếng gọi gà (cu...cu...cu...) lặp đi lặp lại nhiễu lần cho đến khi chi vỗ tay và gọi gà nhưng không cho gà ăn thóc thì gà vẫn chạy đến chỗ ta đứng tức là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.
- Những điều kiện để sự hình thành có kết quả:
+ Phải có sự kết hợp kích thích bất kì với kích thích của một phản xạ không điều kiện (vỗ tay kết hợp với thả mồi).
+ Kích thích bất kì phải tác động trước kích thích cùa phản xạ không điều kiện vài giây.
+ Quá trình kết hợp phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố.
3. Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người.
Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là:
- Đối với động vật: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
- Đối với con người: đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.
Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện được đăng ở chuyên mục Giải sinh 8 và biên soạn theo sách sinh học 8. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét