Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Giun đũa - soanbaitap.com

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 48 SGK Sinh học 7.

Đề bài

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì?

- Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?

- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? Tại sao?

- * Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người?

 

Lời giải chi tiết

- Kích thước con cái to hơn có ý nghĩa trong sinh sản vì chúng cần để ra rất nhiều trứng trong một đêm

- Vỏ cutincun có vai trò như bộ giáp bảo vệ chúng không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa ở ruột → nếu thiếu sẽ bị tiêu hủy  như các thức ăn khác → giun đũa chết.

- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa giúp cho thức ăn vận chuyển theo một chiều: Đầu vào là thức ăn, đầu ra là chất thải ở hậu môn nên các phần ống tiêu hóa được chuyên hóa hơn. Tốc độ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn so với ở giun dẹp.

- Đặc điểm cơ thể thuôn dài như chiếc đũa thon gọn 2 đầu → chui được vào ống mật. Khi chui được vào cơ dọc phát triển dẫn đến hậu quả bị tắc ống mật => Gây đau bụng dữ dội và nguy hiểm đến tính mạng

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 49 SGK Sinh học 7.

Đề bài

Dựa vào sơ đồ vòng đời giun đũa và thông tin trên, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?

- Tại sao y học lại khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm?

 

Lời giải chi tiết

- Không ăn rau sống vì rau sống ở nước ta theo thói quen thường tưới bằng phân tươi chứa đầy trứng giun. Rau xanh tốt đồng thời cũng mang theo số lượng lớn trứng giun, rửa nhiều lần vẫn không thể hết được.

Rửa tay trước khi ăn nhằm mục đích loại bỏ trứng giun sán và các bào tử nấm mốc có hại.

- Do thói quen vệ sinh, hoạt động hàng ngày dù phòng tránh tích cực cũng không thể tránh khỏi mắc bệnh giun đũa. Vì vậy, y học lại khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm.

Giải bài 1 trang 49 SGK Sinh học 7. Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan ?

 

Lời giải chi tiết

Sán lá gan

Giun đũa

- Cơ thể hình lá, dẹp theo chiều lưng bụng. - Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại.

- Tiết diện ngang hình tròn.

- Các giác bám phát triển.

- Phát triển cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng.

- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.

- Cơ dọc phát triển

- Có hai nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể, không có hậu môn. - Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.
- Sinh sản:

+ Lưỡng tính (có bộ phận đực và cái riêng, có tuyến noãn hoàng).

+ Đẻ 4000 trứng mỗi ngày.

- Sinh sản:

+ Phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống.

+ Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000 trứng một ngày.

 

Giải bài 2 trang 49 SGK Sinh học 7. Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người ?

Lời giải chi tiết

Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.

- Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.

- Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.

- Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.

- Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.

Giải bài 3 trang 49 SGK Sinh học 7. Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Lời giải chi tiết

Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:

- Ăn chín, uống sôi,

- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

- Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

- Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

- Diệt trừ ruồi nhặng,

- Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

- Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

Soạn Sinh 7 tổng hợp đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học 7, các bài giải sinh 7 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 7

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét