Giải bài tập Câu hỏi thảo luận trang 24 SGK Sinh 12
Đề bài: Hãy nêu những biến đổi hình thái của NST qua các kỳ phân bào.
Lời giải chi tiết
Những biến đổi hình thái của NST qua các kì phân bào:
– Kì trung gian: NST ở dạng sợi mảnh, trong pha S sợi NST bắt đầu nhân đôi và có cấu trúc kép (gồm 2 crômatit).
– Kì đầu: các crômitit tiếp tục xoắn.
– Kì giữa: sự đóng xoắn đạt cực đại.
– Kì sau: các crômatit tách nhau ở tâm động à NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
– Kì cuối: các NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
Giải bài tập Câu hỏi thảo luận trang 26 SGK Sinh 12
Đề bài: Vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các đột biến cấu trúc NST liệu có gây nên những hậu quả khác nhau cho thể đột biến hay không ?
Lời giải chi tiết
Vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các đột biến cấu trúc NST gây nên những hậu quả khác nhau. Vì các gen nằm ở 1 vị trí xác định trên NST.
- Nếu đứt đoạn nhỏ mút NST không mang tâm động, đoạn này sẽ bị tiêu biến làm giảm sức sống của thể đột biến do mất gen quy định tính trạng
- Mất đoạn lớn làm mất cân bằng hệ gen cũng ảnh hưởng lớn tới kiểu hình và sức sống.
- Mất đoạn mang tâm động làm cho mất NST (Do thiếu tâm động thì đoạn NST còn lại sẽ bị tiêu biến)
Giải bài tập Bài 1 trang 26 SGK Sinh 12
Đề bài: Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực.
Lời giải chi tiết
Mỗi NST chứa 1 phân tử ADN:
- Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là nucleoxom. Mỗi nucleoxom gồm 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1 3/4 vòng ADN tương ứng với 146 cặp nucleotit
- Các nucleoxom cạnh nhau được nối với nhau bởi một đoạn ADN tạo thành chuỗi nucleoxom (sợi cơ bản)
- Sợi cơ bản (11nm) ⟶ Sợi nhiễm sắc (30nm) ⟶ Cromatit (700nm) ⟶ NST (1400nm)
Giải bài tập Bài 2 trang 26 SGK Sinh 12
Đề bài: Tại sao mỗi NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau?
Lời giải chi tiết
Mỗi tế bào đơn bội của người chứa khoảng 1 mét ADN ở trong nhân. Sở dĩ lượng ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong nhân với kích thước rất nhỏ là do ADN được xếp vào 23 NST và được gói bọc theo các mức xoắn cuộn khác nhau làm chiều dài của nó ngắn đi hàng ngàn lần → xếp gọn trong nhân với kích thước rất nhỏ.
Ngoài ra việc cuộn xoắn ở các mức độ khác nhau giúp tế bào kiểm soát được sự nhân đôi, phiên mã của ADN, gen điều hòa các hoạt động sống của tế bào. Các vùng xoắn chặt làm bất hoạt các gen, các vùng lỏng lẻo tạo điều kiện cho các gen hoạt động → Điều hòa hoạt động của gen qua các mức độ cuộn xoắn
Giải bài tập Bài 3 trang 26 SGK Sinh 12
Đề bài: Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa.
Lời giải chi tiết
Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST ⟶ Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
Giải bài tập Bài 4 trang 26 SGK Sinh 12
Đề bài: Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc NST là có hại, thậm chí gây chết cho các thể đột biến?
Lời giải chi tiết
Bởi vì
- Đột biến mất đoạn, lặp đoạn: làm mất cân bằng hệ gen của thể đột biến → gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chết.
- Chuyển đoạn, đảo đoạn làm ảnh hưởng tới sự kết cặp và phân ly của các NST trong phân bào, có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết → gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chết.
Nhìn chung các đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho thể đột biến.
Tuy nhiên, các dạng đột biến cấu trúc NST đều góp phần tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Giải bài tập Bài 5 trang 26 SGK Sinh 12
Đề bài: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.
Hiện tượng đột biến cấu trúc NST do
A. Đứt gãy NST.
B. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường.
C. Trao đổi chéo không đều.
D. Cả B và C.
Lời giải chi tiết
Cả B và C đều là nguyên nhân của đột biến cấu trúc NST.
Chọn đáp án D
Soạn Sinh 12 tổng hợp đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học 12, các bài giải sinh 12 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 12
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét