Trả lời câu 1 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Từ đồng nghĩa có 2 loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Có hiện tượng từ đồng nghĩa vì ta thấy có những từ phát âm khác nhau nhưng nó lại có những nét nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Trả lời câu 2 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Trả lời câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các từ đồng nghĩa và trái nghĩa:
* Bé:
- Từ đồng nghĩa: nhỏ.
- Từ trái nghĩa: lớn, to.
* Thắng
- Từ đồng nghĩa: được
- Từ trái nghĩa: thua, bại.
* Chăm chỉ:
- Từ đồng nghĩa: cần cù, siêng năng.
- Từ trái nghĩa: lười nhác.
Trả lời câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau.
Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: dựa vào ngữ cảnh.
Trả lời câu 5 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Thành ngữ có thể là chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ cho cụm danh từ, cụm động từ.
Trả lời câu 6 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán Việt:
- Bách chiến bách thắng – Trăm trận trăm thắng.
- Bán tín bán nghi – Nửa tin nửa ngờ
- Kim chi ngọc diệp – Cành vàng lá ngọc
- Khẩu Phật tâm xà – Miệng nam mô bụng một bồ dao găm.
Trả lời câu 7 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng- Đồng không mông quạnh.
- Phải cố gắng đến cùng – Còn nước còn tát.
- Làm cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái – Con dại cái mang.
- Giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì: giàu nứt đố đỏ vách.
Trả lời câu 8 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điệp ngữ là cách lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Có các dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ vòng.
Trả lời câu 9 (trang 194 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn thêm thú vị.
* Một số vị dụ về chơi chữ:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 7 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn lớp 7 biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 7 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính. Giúp bạn học tốt ngữ văn 7
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét