Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - soanbaitap.com

 

I. Đọc – hiểu văn bản:

Trả lời câu 1 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đọc kĩ các câu tục ngữ và giải thích một số từ ngữ khó.

Trả lời câu 2 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Có thể chia 8 câu tục ngữ thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: Tục ngữ về thiên nhiên (câu 1-4).

- Nhóm 2: Tục ngữ về lao động sản xuất (câu 5-8).

Trả lời câu 3 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:

Trả lời câu 4 (trang 5 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn: “Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục”.

- Thường có vần, nhất là vần lưng: “Nhất thì, nhì thục”, “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

II. LUYỆN TẬP:

Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt:

- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

- Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.

- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa.

soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 7 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn lớp 7 biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 7 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính. Giúp bạn học tốt ngữ văn 7

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét