Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết - soanbaitap.com

Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết

Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết thuộc: CHƯƠNG X: NỘI TIẾT

Lý thuyết:

I - Đặc điểm hệ nội tiết
Ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng góp phần quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể nhờ hoocmôn từ các tuyến nội tiết tiết ra. Chúng tác động thông qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng hơn.


II- Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
Hình 55-3 giới thiệu lần lượt các tuyến nội tiết chính (từ trên xuống dưới). Trong số các tuyến có tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết (tiết dịch tụy đó vào ruột) lại vừa là một tuyến nội tiết quan trọng, tuyến sinh dục cũng là tuyến pha.


Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là các hoocmôn.
III - Hoocmôn
1. Tính chất của hoocmôn
Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hoocmôn này theo máu đi khắp cơ thể (tính đặc hiệu của hoocmôn).


Vi dụ : Insulin do tụy tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết, hoocmôn kích thích nang trứng hoặc tinh hoàn (FSH) lại chỉ có ảnh hưởng đối với quá trình trứng chín hoặc sinh tinh...
Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ người ta dùng insulin của bò (thay insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường cho người.
2. Vai trò của hoocmôn
Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho phép kết luận : nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là của các hoocmôn) đã :
- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Do đó, các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí.

Câu hỏi cuối bài:

1. Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào ?

Cấu tạo

Chức năng

Tuyến ngoại tiết

Bởi tê bào tuyên

Tiết ra chất tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài.

Tuyến nội tiết

Bởi các tế bào tuyến

Tiêt ra hoocmôn ngấm thẳng vào máu.

2. Nêu tính chất và vai trò của các hoocmôn, từ đó xác định rõ tầm quan trọng của các tuyến nội tiết đối với đời sống.

Tính chất và vai trò của hoocmôn

a) Tính chất: Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hoocmôn này theo máu đi khắp cơ thể (tính đặc hiệu của hoócmôn).

Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ tác động với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.

Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ, người ta dùng insulin của bò (thay insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường cho người.

b) Vai trò

Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho phép kết luận: nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là các hoocmôn) đã:

- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường

Do đó, sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí. Vì vậy, hoocmôn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết được đăng ở chuyên mục Giải sinh 8 và biên soạn theo sách sinh học 8. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét