Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp
Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp thuộc: CHƯƠNG X: NỘI TIẾT
Lý thuyết:
I - Tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng nằm ở nền sọ, có liên quan với vùng dưới đồi (thuộc não trung gian). Đây là một tuyến quan trọng giữ vai trò chủ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác (bảng 56-1). Tuyến gồm thùy trước và thùy sau. Giữa hai thùy là thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da.
Bảng 56-1. Các hoocmôn tuyến yên và tác dụng của chúng
II. Tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 - 25 g.
Hình 56-1. Tác dụng của hooc môn tăng trưởng GH (tiết nhiều, ít)
Hoocmôn tuyến giáp là tirôxin (TH), trong thành phần có iốt. Hoocmôn này có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.
Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmón thúc đáv tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Hình 56-2. Tuyến giáp
Bệnh Bazơđô do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi do tích nước (phù nề) ở các tổ chức sau cầu mắt.
Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hoocmôn canxitônin cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp (hình 56-3) tham gia điều hòa canxi và phôtpho trong máu.
Hình 56-3. Tuyến cận giáp (nhìn phía sau tuyến giáp)
Câu hỏi cuối bài:
1. Lập bảng tổng kết vai trò của các tuyến nội tiết đã học theo mẫu sau :
Bảng 56-2. Vai trò của các tuyến nội tiết
STT
Tuyến nội tiết
Vị trí
Vai trò
STT
Tuyến nội tiết
Vị trí
Vai trò
1
Tuyến
yên
Ở nền sọ có liên quan với vùng dưới đồi (thuộc bán cầu đại não).
Chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.
- Thùy trước tiết:
+ FSH làm phát triến bao noãn, tiết ơstrogen (ở nữ), gây sinh tinh (ở nam).
+ LH gây rụng trứng, tạo và duy trì thể vàng, gây tiết testosteron (ở nam).
+ TSH gây tiết hoocmôn Tiroxin ở tuyến giáp.
+ ACTH gây tiết nhiều hoocmôn điều hòa trao đổi chất đường, chất khoáng và sinh dục (ở tuyến trên thận).
+ PRL tiết sữa (ở tuyến sữa).
+ GIH làm cơ thể tăng trưởng (xương cơ).
- Thùy sau tiết:
+ ADH giữ nước (ở thận).
+ OT gây tiết sữa, co bóp tử cung.
2
Tuyến giáp
Nằm phía duới sụn giáp
2. Quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào
Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt.
Bệnh Bazơđô
Bệnh biếu cổ do thiếu iốt
Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hooc-môn làm tăng cường trao đổi chất tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
Do tuyến giáp hoạt động mạnh nên gây bướu cổ, mắt lồi do tích nước.
Khi thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hooc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến giáp (bướu cổ).
Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp được đăng ở chuyên mục Giải sinh 8 và biên soạn theo sách sinh học 8. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét