Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Đa dạng và vai trò của lớp giác xác - soanbaitap.com

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 80 SGK Sinh học 7.

Đề bài

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Trong số các đại diện giáp xác ở trên, loài nào có kích thước lớn , loài nào có kích thước nhỏ? Loài nào có hại, có lợi và có lợi như thế nào?

- Ở địa phương thường gặp các giáp xác nào và chúng sống ở đâu?

 

Lời giải chi tiết

Bảng: Ý nghĩa thực tiễn của một số loài giáp xác

STT

Đại diện

Kích thước

Có hại

Có lợi

1

Mọt ẩm

Nhỏ

2

Con sun

Nhỏ

3

Rận nước

Rất nhỏ

√: là thức ăn chủ yếu của cá

4

Chân kiếm

Rất nhỏ

√: chân kiếm kí sinh

√: chân kiếm tự dolà thức ăn chủ yếu của cá

5

Cua đồng đực

Lớn

√: thức ăn cho con người

6

Cua nhện

Rất lớn

√: thức ăn cho con người

7

Tôm ở nhờ

Lớn

√: thức ăn cho con người

=>Kích thước: Cua nhện lớn nhất, rận nước và chân kiếm nhỏ nhất

+ Có hại: Sun, mọt ẩm, chân kiến kí sinh

+ Có lợi: Cua nhện, cua đồng, rận nước

- Địa phương em thường gặp tôm, cua... chúng sống ở sông, ngòi, ruộng...

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 81 SGK Sinh học 7.

Đề bài

Ghi tên các loài em biết vào các ô trống ở bảng sau:

 

Lời giải chi tiết

Giải bài 1 trang 81 SGK Sinh học 7. Sự phong phú, đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương em?

 

Lời giải chi tiết

Nói chung, ở các địa phương Việt Nam thường có các loại giáp xác sau: tôm, tép, cua, rận nước, chân kiếm... Tuy nhiên, ở các địa hình khác nhau (vùng biển, đồng bằng và miền núi) thì các loài có khác nhau chút ít. Ví dụ, người ta có thể phân biệt được: cua biển, cua đồng và cua núi.

Giải bài 2 trang 81 SGK Sinh học 7. Vai trò của giáp xác nhỏ (có kích thước hiển vi) trong ao, hồ, sông, biển?

 

Lời giải chi tiết

Ở trong ao, hồ, sông, biển, các loài giáp xác nhỏ có một vai trò khá quan trọng.

Chúng là thức ăn của tất cả các loài cá lớn hơn và các sinh vật lớn hơn.

Chúng còn có tác dụng làm sạch môi trường nước.

Giải bài 3 trang 81 SGK Sinh học 7. Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em?

 

Lời giải chi tiết

Nghề nuôi tôm ở nước ta khá phát triển, có vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Ở vùng biển, nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm hùm. Ở vùng đồng bằng thường nuôi tôm càng xanh. Tôm là thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.

Soạn Sinh 7 tổng hợp đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học 7, các bài giải sinh 7 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 7

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét