Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 82 SGK Sinh học 7.
Đề bài
Quan sát hình 25.1, sau đó dựa vào bảng 1 làm rõ chức năng các bộ phận quan sát thấy, ghi vào ô trống trong bảng.
Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện.
Các phần cơ thể
Số chú thích
Tên bộ phận quan sát thấy
Chức năng
Phần đầu - ngực
1
Đôi kìm có tuyến độc
2
Đôi chân xúc giác (Phủ đầy lông)
3
4 đôi chân bò
Phần bụng
4
Phía trước là đôi khe thở
5
Ở giữa là một lỗ sinh dục
6
Phía sau là các núm tuyến tơ
Các cụm từ gợi ý để lựa chọn
- Di chuyển và chăng lưới
- Cảm giác về khứu giác và xúc giác
- Bắt mồi và tự vệ
- Sinh ra tơ nhện
- Sinh sản
- Hô hấp
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại Nhện và sự đa dạng của lớp Hình nhện
Lời giải chi tiết
Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện.
Các phần cơ thể
Số chú thích
Tên bộ phận quan sát thấy
Chức năng
Phần đầu - ngực
1
Đôi kìm có tuyến độc
Bắt mồi và tự vệ
2
Đôi chân xúc giác (Phủ đầy lông)
Cảm giác về khứu giác và xúc giác
3
4 đôi chân bò
Di chuyển và chăng lưới
Phần bụng
4
Phía trước là đôi khe thở
Hô hấp
5
Ở giữa là một lỗ sinh dục
Sinh sản
6
Phía sau là các núm tuyến tơ
Sinh ra tơ nhện
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 83 SGK Sinh học 7.
Đề bài
Đánh số vào ô trống theo một thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện và cho biết nhện chăng tơ vào lúc nào?
… - Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới) (A)
… - Chăng dây tơ phóng xạ (B)
… - Chăng dây tơ khung (C)
… - Chăng các sợi tơ vòng (D)
Lời giải chi tiết
* Đánh số thứ tự đúng:
4 - Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới) (A)
2 - Chăng dây tơ phóng xạ (B)
1 - Chăng dây tơ khung (C)
3 - Chăng các sợi tơ vòng (D)
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 83 SGK Sinh học 7.
Đề bài
Với các thao tác gợi ý ở trên, thảo luận và đánh số vào ô trống theo thứ tự hợp lý của tập tính săn mồi ở nhện.
… - Nhện hút dịch lỏng từ con mồi
… - Nhện ngoặm chặt mồi, chích nọc độc
… - Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi
… - Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian
Lời giải chi tiết
Sắp xếp thứ tự cho đúng là:
4 - Nhện hút dịch lỏng từ con mồi
1 - Nhện ngoặm chặt mồi, chích nọc độc
2 - Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi
3 - Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 84 SGK Sinh học 7.
Đề bài
Quan sát hình vẽ và thông tin, thảo luận, rồi điền nội dung phù hợp vào các ô trống ở bảng 2.
Bảng 2: Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện
Lời giải chi tiết
Giải bài 1 trang 85 SGK Sinh học 7. Cơ thể Hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thế với Giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể?
Đề bài
Cơ thể Hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thế với Giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể?
Lời giải chi tiết
* Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là:
- Phần đầu- ngực: tấn công, định hướng, di chuyển.
- Phần bụng: có nội quan, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, cơ quan chăng tơ.
* Cấu tạo cơ thể như trên là tương tự với giáp xác. Tuy nhiên chúng khác về số lượng các phần phụ.
Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, không có chân bụng, phần phụ đầu - ngực chỉ có 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân bò để di chuyển.
Giải bài 2 trang 85 SGK Sinh học 7. Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?
Đề bài
Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?
Lời giải chi tiết
Nhện có 6 đôi phần phụ, trong đó:
— Đôi kìm có tuyến độc.
— Đôi chân xúc giác.
— 4 đôi chân bò.
Giải bài 3 trang 85 SGK Sinh học 7. Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện?
Đề bài
Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện?
Lời giải chi tiết
Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ để đi chuyến và trói mồi.
Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ). Sau khi trói được con mồi, nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biến đổi phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống (còn gọi là tiêu hóa ngoài).
Soạn Sinh 7 tổng hợp đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học 7, các bài giải sinh 7 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 7
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét