Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Cơ cấu dân số - soanbaitap.com

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 89 SGK Địa lí 10

Đề bài

Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước?

Lời giải chi tiết

Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

- Về kinh tế: phát triển các ngành kinh tế phù hợp với cơ cấu theo giới để khai thác tối đa tiềm năng nguồn lao động, tránh lãng phí lao động và tình trạng thất nghiệp.

Ví dụ:

+  Nữ nhiều sẽ phù hợp phát triển các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, gia dày...

+ Nam nhiều và năng động thuận lợi để phát triển các ngành khai thác, cơ khí chế tạo, công nghiệp hiện đại...

- Tổ chức đới sống - xã hội:

+ Nhà nước cần chú trọng hơn đến chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản...(đặc biệt đối với các quốc gia có tỉ lệ nữ nhiều).

+ Hoạch định chiến lược phát triển dân số phù hợp.

+ Giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới (phổ biến ở các nước thuộc châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á).

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 90 SGK Địa lí 10

Đề bài

Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế- xã hội?

Lời giải chi tiết

* Cơ cấu dân số già:

- Thuận lợi: tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm.

- Khó khăn:

+ Tỉ lệ người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, gây sức ép lên các vấn đề y tế.

+ Nguy cơ suy giảm dân số.

* Cơ cấu dân số trẻ:

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dự trữ dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ KHKT; thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế truyền thống đòi hỏi nhiều lao động cũng như các ngành hiện đại cần nhiều chất xám.

+ Nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị thành niên tăng lên.

+ Gây sức ép về vấn đề việc làm cho lao động trẻ, đẩy mạnh phát triển kinh tế.

+ Ngoài ra dân số trẻ còn là tiềm năng về thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 91 SGK Địa lí 10

Đề bài

Dựa vào hình 23.2, em hãy so sánh cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của ba nước?

Lời giải chi tiết

So sánh:

- Ấn Độ: khu vực I chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế (63%), thứ hai là khu vực III (21%), tỉ trọng lao động thấp nhất ở khu vực II (16%).

- Bra-xin: khu vực III chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế (46%), tiếp đến là khu vực I, tỉ trọng lao động thấp nhất ở khu vực II (24%).

- Anh: khu vực có tỉ trọng lao động cao nhất là khu vực III (71,6%), tập trung hơn 2/3 cả lao động cả nước; tiếp đến là khu vực II (26,2%), khu vực III chiếm tỉ trọng rất ít, chỉ 2,2 % lao động cả nước.

⟹ Các nước phát triển như Anh và Bra-xin có lao động tập trung chủ yếu ở khu vực III (dịch vụ), đây là các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, bước sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức (đặc biệt Anh là nước đã tiên phòng và hoàn thành quá trình phát triên công nghiệp từ rất sớm).

Ấn Độ là quốc gia đang phát triển nên lao động lập trung nhiều nhất ở khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp).

Bài 1: Đề bài: Hãy trình bày cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi?

Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia ?

Lời giải chi tiết

*Cơ cấu dân số theo giới và độ tuổi:

-  Cơ cấu dân số theo giới:

+ Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ  hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%).

+ Cơ cấu dân số tho giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực: ở những nước phát triển nữ nhiều hơn nam, ở những nước đang phát triển nam nhiều hơn nữ.

+ Cơ cấu theo giới ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

+ Phân tích cơ cấu theo giới, ngoài khía cạnh sinh học người ta còn chú ý đến khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của nam và nữ giới.

- Cơ cấu dân số theo tuổi:

+ Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

+ Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi hoặc 65 tuổi) trở lên.

+ Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng: tháp dân số (hay tháp tuổi).

* Trong cơ cấu dân số, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia vì:

- Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

Bài 2: Đề bài: Có những kiểu tháp dân số cơ bản nào? Hãy mô tả các kiểu tháp dân số đó.

Lời giải chi tiết

Có ba kiểu tháp dân số cơ bản:

+ Kiểu mở rộng : đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoai thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.

+ Kiểu thu hẹp : tháp có dạng phình to ờ giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp ; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.

+ Kiểu ổn định: tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh ; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất từ thấp ớ nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm, già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.

Bài 3: Đề bài

Cho bảng số liệu:

CƠ  CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC, NĂM 2000

Tên nước

Chía ra (%)

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

Pháp

5,1

`27,8

67,1

Mê-hi-cô

28,0

24,0

48,0

Việt Nam

68,0

12,0

20,0

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mê-hi-co và Việt Nam năm 2000. Nhận xét

Lời giải chi tiết

a) Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA PHÁP, MÊ-HI-CO, VIỆT NAM NĂM 2000

b) Nhận xét:

Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế có sự khác nhau giữa các nước:

- Pháp: Khu vực tập trung lao động nhiều nhất là khu vực III (67,1%), chiếm 2/3 lao động cả nước; tiếp đến là lao động thuộc khu vực II (27,8%); khu vực I có tỉ lệ lao động ít nhất (5,1%).

- Mê-hi-cô: Khu vực III tập trung nhiều lao động nhất (48%), chiếm gần 1/2 cả nước; tiếp đến là khu vực I (28%), khu vực II chiếm 24%.

- Việt Nam: lao động tập trung chủ yếu ở khu vực I (68%), chiếm tới 2/3 lao động cả nước; tiếp đến là lao động thuộc khu vực III (20%), khu vực II có tỉ lệ lao động ít nhất (12%).

⟹ Pháp và Mê-hi-cô là những quốc gia có nền kinh tế phát triển, công nghiệp đã đạt trình độ cao và đang chuyển sang nền kinh tế tri thức nên lao động tập trung nhiêu ở khu vực dịch vụ.

Việt Nam là nước đang phát triển nên nông –lâm-ngư nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu, hoạt động công nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa).

Soạn Địa 10 tổng hợp hướng dẫn soạn bài địa lí 10 trả lời câu hỏi SGK và giải các bài tập trong sách bài tập địa lí 10, các bài giải địa 10 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt địa lí lớp 10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét