Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất - soanbaitap.com

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 39 SGK Địa lí 10

Đề bài: Hãy cho biết tác dụng của lớp ôdôn đối với sinh vật cũng như sức khoẻ của con người.

Lời giải chi tiết

Lớp ôdôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể con người, động vật và thực vật. Không có lớp ôdôn thì sự sống của sinh vật trên Trái Đất sẽ bị đe dọa.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 42 SGK Địa lí 10

Đề bài: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11 (SGK trang 41), hãy nhận xét và giải thích:

- Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.

- Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ.

Lời giải chi tiết

- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm (từ 24,50C tại vĩ độ 00 giảm xuống còn -10,40C tại vĩ độ 700).

⟹ Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít.

- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn (từ 1,80C tại vĩ độ 00 tăng lên 32,20C tại vĩ độ 700).

⟹ Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 43 SGK Địa lí 10

Đề bài: Quan sát hình 11.3 (SGK trang 42), hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52 độ B.

Lời giải chi tiết

- Biên độ nhiệt tăng dần từ đại dương vào trong lục địa:

+ Ở bờ ven đại dương có biên độ nhiệt thấp nhất (Valenxia: 90C).

+ Tiến vào phía trong lục địa biên độ nhiệt tăng dần (Podơnan: 210C và Vacxava: 230C).

+ Vùng nội địa có biên độ nhiệt cao nhất (Cuốcxcơ: 29 0C).

⟹ Nguyên nhân: Do sự nóng lên và lạnh đi khác nhau giữa lục địa và đại dương.

+ Vùng biển hấp thu nhiệt chậm đồng thời tỏa nhiệt chậm nên chênh lệch nhiệt độ thấp, mặt khác  khí hậu được điều hòa bởi nguồn ẩm dồi dào.

+ Càng vào sâu bên trong, tính lục địa càng tăng: do lục địa hấp thụ nhiệt nhanh và tỏa nhiệt cũng rất nhanh nên chênh lệch nhiệt độ lớn, khí hậu khắc nghiệt.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 43 SGK Địa lí 10

Đề bài: Quan sát hình 11.4 (SGK trang 43), hãy phân tích mối quan hệ: giữa hướng phơi của sườn núi với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được.

Lời giải chi tiết

- Sườn núi ngược với chiều của ánh sáng Mặt Trời có góc nhập xạ lớn và lượng nhiệt nhận được cao hơn.

- Sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời, có góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn.

Bài 1:  Đề bài: Nói rõ vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất?

Lời giải chi tiết

Vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất:

Khí quyển rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật, con người trên Trái Đất, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.

- Tầng đối lưu:

+ Chứa 80% khối lượng không khí của khí quyển, ¾ lượng hơi nước, cung cấp oxi duy trì sự sống của con người và sinh vật.

+ Có vai trò hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ đó mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh, là hạt nhân ngưng tụ tạo thành mây, mưa…

- Tầng bình lưu có lớp ô dôn với tác dụng hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sức khỏe, sự sống con người và sinh vật.

- Tầng ion: chứa nhiều ion mang điện tích có tác dụng  phẩn hồi những sóng vô tuyến từ mặt đất truyền lên, được ứng dụng để phát triển mạnh công nghệ vũ trụ, viễn thông...

Bài 2: Đề bài: Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất.

Lời giải chi tiết

Sự phân bố các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái Đất:

- Khối khí bắc cực rất lạnh (A).

- Frông địa cực (FA).

- Khối khí ôn đới lạnh (P).

- Frông ôn đới (FP).

- Khối khí chí tuyến rất nóng (T).

- Khối khí xích đạo nóng ẩm (E).

- Khối khí chí tuyến rất nóng (T).

- Frông ôn đới (FP).

- Khối khí ôn đới lạnh (P).

- Frông địa cực (FA).

- Khối khí nam cực rất lạnh (A).

Bài 3: Đề bài: Dựa vào bảng 11 và hình 11.3, trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương.

Lời giải chi tiết

- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn (từ 1,80C tại vĩ độ 00 tăng lên 32,20C tại vĩ độ 700).

⟹ Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).

- Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt càng tăng:

+ Ớ bờ ven đại dương có biên độ nhiệt thấp nhất (Valenxia: 90C).

+ Tiến vào phía trong lục địa biên độ nhiệt tăng dần (Podơnan: 210C và Vacxava: 230C).

+ Vùng nội địa có biên độ nhiệt cao nhất (Cuốcxcơ: 29 0C).

⟹ Nguyên nhân: Do sự nóng lên và lạnh đi khác nhau giữa lục địa và đại dương.

Vùng biển hấp thu nhiệt chậm đồng thời tỏa nhiệt chậm nên chênh lệch nhiệt độ thấp, mặt khác  khí hậu được điều hòa bởi nguồn ẩm dồi dào.

Càng vào sâu bên trong, tính lục địa càng tăng: do lục địa hấp thụ nhiệt nhanh và tỏa nhiệt cũng rất nhanh nên chênh lệch nhiệt độ lớn, khí hậu khắc nghiệt.

Soạn Địa 10 tổng hợp hướng dẫn soạn bài địa lí 10 trả lời câu hỏi SGK và giải các bài tập trong sách bài tập địa lí 10, các bài giải địa 10 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt địa lí lớp 10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét