Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á - soanbaitap.com

Giải bài tập 1 trang 109 SGK Địa lí 11

Đề bài: Dựa vào bản số liệu sau:

BẢNG 11. SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á - NĂM 2003

STT

Khu vực

Số khách du lịch đến

(nghìn lượt người)

Chỉ tiêu của khách du lịch

(triệu USD)

1

Đông Á

67230

70594

2

Đông Nam Á

38468

18356

3

Tây Nam Á

41394

18491

- Hãy vẽ biểu đổ cột thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á, năm 2003.

- Tính mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch.

- So sánh về số khách và chi tiêu của khách.

Lời giải chi tiết

a) Vẽ biểu đồ:

Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt ...

Biểu đổ thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch

ở một số khu vực châu Á, năm 2003.

b) Mức chi tiêu bình quân:

- Công thức tính:

Tương tự ta có kết quả ở bảng:

STT

Khu vực

Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách

(USD/lượt khách)

1

Đông Á

1050

2

Đông Nam Á

477,2

3

Tây Nam Á

445

c) So sánh:

- Về số khách du lịch:

+ Đông Á là khu vực thu hút nhiều lượt khách nhất (67230 nghìn lượt người)

+ Tiếp đến là khu vực Tây Nam Á (41394 nghìn lượt người).

+ Đông Nam Á có lượt khách quốc  tế ít nhất (38468 nghìn lượt người).

- Về chi tiêu khách du lịch quốc tế:

+ Mức chi tiêu của khách ở Đông Á cao nhất (1050 USD/lượt khách, gấp 2,35 lần Đông Nam Á.

+ Đông Á mặc dù có lượt khách đến ít hơn nhưng mức chi tiêu của khách lại cao hơn Tây Nam Á (477,2 USD/lượt khách).

+ Tây Nam Á có mức chi tiêu của khách thấp nhất (445 USD/lượt khách).

Bài 2: Đề bài: Dựa vào hình 11.9, hãy nhận xét về cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 - 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết

Cho biểu đồ sau: Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật ...

Giai đoạn 1990 – 2004, cán cân thương mại của các quốc gia đều có sự chênh lệch lớn:

- Xin-ga-po: năm 1990, cán cân thương mại âm (nhập siêu). Năm 2000 và 2004, cán cân thương mại đạt giá trị dương (xuất siêu). Năm 2004, cán cân thương mại lớn hơn năm 2000.

- Thái Lan: năm 1990 cán cân thương, mại âm (nhập siêu). Năm 2000 và 2004, cán cân thương mại dương (xuất siêu), nhưng giá trị xuất siêu không lớn.

- Việt Nam: năm 1990, giá trị xuất nhập, nhập khẩu không đáng kể. Năm 2000 và 2004, giá trị xuất, nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm, nhưng cán cân thương mại luôn ở tình trạng nhập siêu, mặc dù năm 2000, xuất và nhập khẩu có xu hướng cân bằng.

- Mi-an-ma: năm 2000 và 2004, cán cân thương mại tuy dương, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm, giá trị xuất nhập khẩu rất thấp.

Soạn Địa 11 tổng hợp hướng dẫn soạn bài địa lí 11 trả lời câu hỏi SGK và giải các bài tập trong sách bài tập địa lí 11, các bài giải địa 11 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt địa lí lớp 11

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét