Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Lớp vỏ Địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí. - soanbaitap.com

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 76 SGK Địa lí 10

Đề bài: Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây những hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên?

Lời giải chi tiết

Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với đời sống và môi trường tự nhiên:

- Gây ra các thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá...đe dọa đời sống của dân cư ở vùng chân núi phía dưới.

- Đất trống đồi trọc gây xói mòn, thoái hóa, bạc màu đất đai, thu hẹp diện tích đất canh tác, giảm hiệu quả sản xuất nông -lâm nghiệp.

- Phá rừng làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học.

- Môi trường tự nhiên: mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm..

Bài 1: Đề bài: Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất...)

Lời giải chi tiết

* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Bài 2: Đề bài: Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Lời giải chi tiết

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí:

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.

- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

Bài 3: Đề bài: Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên.

Lời giải chi tiết

Ví dụ:

- Phá rừng đầu nguồn:

+ Gây ra các thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá...đe dọa đời sống của dân cư ở vùng chân núi.

+ Gây xói mòn, thoái hóa đất đai, thu hẹp diện tích đất canh tác, giảm hiệu quả sản xuất nông -lâm nghiệp.

+ Làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học.

+ Mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm..

- Đổ rác, phân và nước thải sinh hoạt và công nghiệp xuống sông, hồ sẽ làm ô nhiễm nước sông, hồ nghiêm trọng.

- Xả k hói công nghiệp chưa qua xử lí làm ô nhiễm không khí, gây thủng tầng ôdôn, biến đổi khí hậu.

Soạn Địa 10 tổng hợp hướng dẫn soạn bài địa lí 10 trả lời câu hỏi SGK và giải các bài tập trong sách bài tập địa lí 10, các bài giải địa 10 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt địa lí lớp 10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét