I. Nhà Lý sụp đổ
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu:
+ Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống của nhân dân như trước. Vua, quan ăn chơi, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa doạ.
+ Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Đời sống của nhân dân khổ cực.
+ Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi.
+ Các thế lực cát cứ nổi dậy.
=> Nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các thế lực nổi loạn.
- Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
=> Nhà Trần thành lập.
II. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền
Cũng giống như thời Trần, bộ máy quan lại thời Lý được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp:
- Cấp triều đình:
+ Đứng đầu là vua. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.
+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ...
+ Quy định cụ thể thời hạn để xem xét việc thưởng, phạt quan lại.
+ Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu, ban thái ấp. Quan lại được cấp bổng lộc. Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.
- Cấp đơn vị hành chính trung gian: Gồm từ lộ đến phủ, huyện, châu.
+ Cả nước được chia lại thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ.
+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản;
+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.
- Cấp hành chính cơ sở: là xã, do xã quan đứng đầu.
III. Pháp luật thời Trần
- Nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành Quốc triều hình luật.
- Nội dung:
+ Bảo vệ vua, giai cấp thống trị.
+ Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
+ Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
- Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo.
- Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan.
=> So với thời Lý, thời Trần đã có những tiến bộ nhất định trong luật pháp và việc quản lí đất nước.
IV. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng
Sau khi nhà Trần thay nhà Lý cai quản đất nước: một mặt, nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội, xây dựng chính quyền mới; mặt khác, tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng.
Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ.
+ Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua.
+ Ở các làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.
- Thực hiện chính sách: “Ngụ binh ư nông”.
- Chủ trương: Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông", xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
- Cử tướng giỏi đóng ở các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc. Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này.
- Dưới thời Trần có nhiều tướng lĩnh giỏi như: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, …
V. Phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần
Nhà Trần đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế:
* Nông nghiệp:
- Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh.
- Đặt chức quan coi việc đê điều (Hà đê sứ).
=> Nông dân được nhà nước quan tâm, cố gắng tích cực cày cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
* Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp nhà nước: chuyên sản xuất đồ gốm, dệt, và chế tạo vũ khí.
- Thủ công nghiệp nhân dân: có nhiều ngành, nghề như đúc đồng, làm giấy, khắc ván in,...
* Thương nghiệp:
- Nội thương: ở các làng, xã chợ mọc lên ngày càng nhiều. Kinh thành Thăng Long đã có 61 phố phường.
- Ngoại thương được mở mang: các cửa biển như Vân Đồn (Quảng Ninh); Hôi Thống (Hà Tĩnh);... là nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài.
Soạn sử 7 tổng hợp gồm các bài trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài và giải các bài tập trong sách giáo khoa lịch sử 7, các bài giải lịch sử 7 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 7
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét