Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Cơ cấu ngành công nghiệp - soanbaitap.com

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 114 SGK Địa lí 12

Đề bài: Quan sát biểu đồ, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta?

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

Nhìn chung cơ cấu công nghiệp theo ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với chính sách phát triển của nhà nước và tình hình khu vực, thế giới.

- Công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất và tiếp tục tăng lên từ 79,9% (năm 1996) lên 83,2% (năm 2005).

- Công nghiệp khai thác có xu hướng giảm nhẹ từ 13,9% (1996) xuống 11,2% (năm 2005).

- Công nghiệp sản xuất phân phối điện khí nước nhỏ nhất và giảm từ 6,2% (năm 1996) xuống còn 5,6% (năm 2005).

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 116 SGK Địa lí 12

Đề bài: Dựa và hình 26.2 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam. Hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta?

Lời giải chi tiết

* Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực như:

- Ở Bắc Bộ:

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

+ Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh- Tây Nguyên, Việt Trì – Lâm Thao…

-  Ở Nam Bộ: Hình thảnh dải công nghiệp, nổi lên là các TTCN như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

- Dọc duyên hải miền Trung: mức độ tập trung công nghiệp trung bình, Đà Nẵng là TCCN quan trọng nhất với quy mô vừa, ngoài ra cosVinh, Quy Nhơn, Nha Trang.

* Các vùng còn lại công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc: Tây Bắc, Tây Nguyên.

Bài 1: Đề bài: Chứng minh rằng cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?

Lời giải chi tiết

- Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với 3 nhóm ngành, 29 ngành công nghiệp:

+ Công nghiệp khai thác (4 ngành): khai thác than đá, dầu khí…

+ Công nghiệp chế biến (23 ngành): chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng…

+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước (2 ngành): sản xuất điện, nhà máy nước sạch…

- Một số ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hoá chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử...

Bài 2: Đề bài: Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?

Lời giải chi tiết

Nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành vì:

- Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực, nhằm thích nghi và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

- Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.

- Chịu sự tác động của thị trường – nhân tố điều tiết sản xuất, những thay đổi của nhu cầu thị trường ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu ngành và sản phẩm.

- Chịu tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội: nhằm phát huy thế mạnh về nguồn nguyên liệu cũng như lao động ở những khu vực kém phát triển, tăng thu nhập cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các vùng này.

Bài 3: Đề bài: Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?

Lời giải chi tiết

* Cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ:

- Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực như:

+ Ở Bắc Bộ:

● Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

● Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh- Tây Nguyên, Việt Trì – Lâm Thao…

+ Ở Nam Bộ:

● Hình thảnh dải công nghiệp, nổi lên là các TTCN như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

● Hướng chuyên môn hóa đa dạng, có vài ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển khá nhanh như khai thác dầu khí, cơ điện, phân đạm từ khí.

+ Dọc duyên hải miền Trung: mức độ tập trung công nghiệp trung bình, Đà Nẵng là TCCN quan trọng nhất với quy mô vừa, ngoài ra có Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.

- Các vùng còn lại có mức độ tập trung công nghiệp thưa thớt: Tây Bắc, Tây Nguyên.

⟶ Công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

* Có sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

- Những khu vực có mức độ tập trung cao thường hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng…

- Những khu vực có mức độ tâp trung thấp, công nghiệp kém phát triển do gặp nhiều khó khăn về tự nhiên và kinh tế xã hội (vùng trung du và miền núi), đặc biệt là ngành giao thông vận tải kém phát triển.

- Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ còn phụ thuộc vào chính sách công nghiệp hóa và khai thác lợi thế từng vùng.

Soạn Địa 12 tổng hợp hướng dẫn soạn bài địa lí 12 trả lời câu hỏi SGK và giải các bài tập trong sách bài tập địa lí 12, các bài giải địa 12 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt địa lí lớp 12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét