Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số
Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số thuộc PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI và là CHƯƠNG V. ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Lý thuyết:
Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, tính đến giữa năm 2005 dân số thế giới là 6 477 triệu người trong tổng số trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ
Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới
1. Dân số thế giới
Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, tính đến giữa năm 2005 dân số thế giới là 6 477 triệu người trong tổng số trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ (bảng 22). Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau. Có 11 nước đông dân nhất với dân vượt quá 100 triệu người mỗi nước (chiếm 61% dân số toàn thế giới). Trong khi đó có 17 nước chỉ có số dân từ 0.01 - 0,1 triệu người mỗi nước (1.18 triệu người, chiếm 0.018% dân số toàn thế giới.
2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới.
Câu hỏi cuối bài:
1. Giả sự tỉ suất tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2 % và không thay đổi trong thời kì 1995 - 2000.
Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây:
Năm
1995
1997
1998
1999
2000
Dân số
(triệu người)
?
?
975
?
?
- Ta có công thức:
Dân số năm sau = A * (1+ r)n
⟹ A = Dân số năm sau/ (1+r)n
Trong đó: A là dân số năm trước.
r là gia tăng tự nhiên (r = 2% = 0,02)
n là hiệu số năm sau với năm trước.
- Áp dụng công thức:
Biết dân số năm 1998 là 975 (triệu người).
+ Dân số năm 1999 = Dân số năm 1998 * (1+0,02)1 = 975 * 1,02 = 994,5 triệu người.
+ Dân số năm 1997 = Dân số năm 1998/ (1+ 0,02)1 = 975 /1,02 = 955,9 triệu người.
Tương tự ta có kết quả bảng sau:
Dân số Ấn Độ giai đoạn 1995 - 2000
2. Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học?
Gia tăng dân số tự nhiên
Gi tăng dân số cơ học
- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
- Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.(xuất cư là những người rời khỏi nơi cư trú và nhập cư là những người đến di cư trú mới).
- Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng
3. Lấy ví dụ cụ thể về sức ép dân số ở địa phương đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường.
Hậu quả của dân số tăng nhanh:
- Tắc đường: lượng người tăng lên, việc sử dụng phương tiện giao thông tăng theo ti lệ thuận gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng bê tông, ô nhiễm tiếng ồn...
- Lượng rác thải cũng tăng lên khi số lượng người tăng lên, rác thải sinh hoạt cũng không xử lí kịp khiến môi trường sống xung quanh ô nhiễm như ô nhiễm nguồn nước, không khí
- Nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cũng tăng lên khi số lượng người ngày càng tăng. Việc chặt phá rừng, thu hẹp đất trồng, để làm nhà và các vật dụng sinh hoạt tăng gây nên nạn đất trống, đồi trọc, khiến thiên tai ngày càng nhiều.
- Thất nghiệp, thiếu việc làm: Dân số tăng kéo theo nhu cầu việc làm tăng nhanh, hiện nay trên cả nước đang thừa hàng ngàn giáo viên chưa có việc làm, hình ảnh nhiều sinh viên ra trường chạy Grap xuất hiện phổ biến ở Hà Nội.
Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số được đăng ở chuyên mục Giải địa 10 và biên soạn theo sách địa lý 10. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét