I. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi
Vùng trung du và miền núi là nơi thực dân Pháp tiến hành bình định muộn hơn. Phong trào kháng chiến ở đây bùng nổ sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.
- Ở Nam Kì, nhân dân các dân tộc thiểu số như người Thượng, Khơ-me, Xtiêng,... đã sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp ngay từ giữa thế kỉ XIX.
- Ở Tây Nguyên, các tù trưởng như Nơ-trang Gư, Ama Con, Ama Giơ-hao,... đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu.
- Ở vùng Tây Bắc, đồng bào dân tộc Thái, Mường, Mông,... đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu,...
Phong trào chống Pháp ở miền núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ, được duy trì tương đối lâu dài, đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
II. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
1. Nguyên nhân:
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.
2. Diễn biến:
- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.
- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa:
- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
Soạn sử 8 tổng hợp gồm các bài trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài và giải các bài tập trong sách giáo khoa lịch sử 8, các bài giải lịch sử 8 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 8
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét