Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Lý thuyết:
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, chiếm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, chiếm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).
Quan sát hình 17.1, hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
Với đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Trung du và miền núi Bắc Bộ không chỉ có phần đất liền rộng lớn mà còn có cả vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông nam.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
Miền núi Bắc Bộ đặc trưng bằng địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía tây bắc, còn ở phía đông bắc phần lớn là địa hình núi trung bình.
Dựa vào hình 17.1, xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatit và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện: sông Đà, sông Lô, sông Gấm, sông Chảy.
Dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng có tên gọi là trung du Bắc Bộ và được đặc trưng bằng địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng. Đây là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm hai tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thê mạnh kinh tế.
Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng gặp không ít khó khăn. Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao và biên giới. Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bô khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp. Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người : Thái, Mường, Dao, Mông.
III. Đặc điểm dân cư xã hội
Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông.... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương. Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Tuy nhiên, giữa Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể về một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội.
Nhờ thành tựu của công cụộc Đổi mới, đời sống cùa đồng bàọ các dân tộc đã được cải thiện. Phát triển cơ sở hạ tầng, nước sạch nông thôn, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo là những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong nhiều dự án phát triển kinh tế miền núi Bắc Bộ.
Câu hỏi cuối bài:
1. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Địa hình, đất: vùng có địa hinh đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lung bằng phẳng, kết hợp với đất feralit màu mỡ.
- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, phân hóa đa dạng.
⟹ Thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới và cận nhiệt; trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn; đồng thời xây dựng các khu công nghiệp, đô thị.
- Tài nguyên khoáng sản: vùng tập trung khoáng sản đa dạng và giàu có nhất cả nước (than, sắt, đồng, thiếc, apatit, kẽm, crom…), đặc biệt là than đá (Quảng Ninh).
⟹ Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.
- Tài nguyên rừng khá giàu có, vùng có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, trong rừng còn nhiều lâm sản quý và các loài chim thú.
- Tài nguyên nước:
+ Vùng biển Quảng Ninh có nhiều vũng vịnh đẹp, các bãi biển, bãi tôm bãi cá.
⟹ Thuận lợi cho du lịch biển, xây dựng cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Có nhiều hệ thống sông lớn, chảy qua địa hình dốc nên tiềm năng thủy điện lớn (lớn thứ 2 cả nước sau Tây Nguyên).
+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng…
2. Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?
So sánh về đặc điểm địa hình, dân cư, vị trí trong giao lưu kinh tế giữa 2 vùng để thấy Đông Bắc có những mặt gì thuận lợi hơn so với Tây Bắc.
Trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ vì:
- Trung du có địa hình thấp và bằng phẳng và bớt hiểm trở hơn miền núi, giao thông đi lại dễ dàng hơn.
- Khu vực trung du nằm liền kề với đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, tạo nhiều cơ hội giao lưu trao đổi hàng hóa, tiếp thu nhiều công nghệ thành tựu mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của miền.
- Trung du có vị trí bản lề, cầu nối giữa vùng kinh tế năng động đồng bằng sông Hồng với khu vực miền núi có nguồn tài nguyên giàu có, trung chuyển hàng hóa, nguyên liệu.
- Nguồn nước cho sản xuất và cho sinh hoạt dân cư ở vùng trung du đảm bảo tốt hơn, it xảy ra tai biến thiên nhiên hơn (lũ quét, trượt lở đất đá,,,).
- Trung du có lịch sử khai thác sớm hơn miền núi Bắc Bộ.
3. Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
Liên hệ các tác động trực tiếp của các hoạt động khai thác chủ yếu ở vùng này; hiện trạng môi trường, thiên tai ở đây?
Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vì:
- Các thế mạnh kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp (khai thác khoáng sản, thủy năng, khai thác, chế biến lâm sản, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, du lịch sinh thái…). Đây là những hoạt động kinh tế có tác động trực tiếp đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.
- Trong điều kiện địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nếu khai thác không chú trọng việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm cho các nguồn tài nguyên cạn kiệt dần, môi trường suy thoái, làm hạn chế việc phát triển kinh tế và đời sống các dân tộc.
- Trong thực tế, việc khai thác nhiều loại tài nguyên không hợp lí trước đây (đất trồng, rừng, nguồn nước, khoáng sản…) đã làm cho các tài nguyên trên bị suy giảm, các tai biến thiên nhiên (lũ quét, trượt lở đất đá, khô hạn…) gia tăng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế và đời sống dân cư.
Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được đăng ở chuyên mục Giải địa 8 và biên soạn theo sách địa lý 8. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét