Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) - soanbaitap.com

Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) thuộc: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Lý thuyết:

Nhờ có nguồn thủy năng và nguồn than phong phú mà ngành công nghiệp năng lượng có điều kiện phát triển mạnh, bao gồm cả thuỷ điện và nhiệt điện.

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

Xác định trên hình 18.1 các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hoá chất.

Nhờ có nguồn thủy năng và nguồn than phong phú mà ngành công nghiệp năng lượng có điều kiện phát triển mạnh, bao gồm cả thuỷ điện và nhiệt điện.

Ngoài thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, việc triển khai một số dự án lớn nhu thuỷ điện Sơn La (2400 MW), thuỷ điện Tuyên Quang (342 MW) đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũa vùng và kiểm soát lũ cho đồng bằng sông Hồng.Nhờ có nguồn thủy năng và nguồn than phong phú mà ngành công nghiệp năng lượng có điều kiện phát triển mạnh, bao gồm cả thuỷ điện và nhiệt điện.Nhờ có nguồn thủy năng và nguồn than phong phú mà ngành công nghiệp năng lượng có điều kiện phát triển mạnh, bao gồm cả thuỷ điện và nhiệt điện.

Hãy nêu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình.

Nhiều tỉnh đã xây dựng các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ trên cơ sờ sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ.

2. Nông nghiệp

Lúa và ngô là các cây lương thực chính. Cây lúa chủ yếu được trồng ở một số cánh đồng giữa núi như: Mường Thanh (Điện Biên), Bình Lư (Lai Châu), Văn Chấn (Yên Bái), Hoà An (Cao Bằng), Đại Từ (Thái Nguyên). Ngô được trồng nhiều trên các nương rẫy.

Nhờ điều kiện sinh thái phong phú nên sản xuất nông nghiệp có tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới) và tương đối tập trung về quy mô. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường như: chè, hồi, hoa quả (vải thiều, mận, mơ, lê, đào,...).

3. Dich vụ

Giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng đã hình thành mối giao lưu thương mại lâu đời.

Hệ thống đường sắt, đường ô tô, cảng ven biển (cụm cảng Quảng Ninh) nối liền hầu hết các thành phố, thị xã ờ Trung du và miền núi Bắc Bộ với các thành phố ở Đồng bằng sông Hồng, nhất là thủ đô Hà Nội.

Các tỉnh biên giới của vùng có quan hệ trao đổi hàng hoá truyền thống với các tinh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và Thượng Lào. Một số khu kinh tế mở được xây dựng tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung sẽ thúc đẩy giao lưu hàng hoá và phát triển du lịch.

Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đền Hùng, Pác Bó, Tân Trào,... là những địa điếm du lịch hướng về cội nguồn. Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể,... là những địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn.

Hoạt động du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của vùng, đồng thời góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc hai bên đường biên giới.

Các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là những trung tâm kinh tế quan trọng. Mỗi thành phố đều có một số ngành sản xuất công nghiệp đặc trưng.

V. Các trung tâm kinh tế

Các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là những trung tâm kinh tế quan trọng. Mỗi thành phố đều có một số ngành sản xuất công nghiệp đặc trưng.

Các thành phố Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai và Sơn La đang trở thành các trung tâm kinh tế cùa vùng.

Câu hỏi cuối bài:

1. Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:

- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng , gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).

+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra còn phân bố ở  Thái Nguyên, Na Dương.

+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…

⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà:  nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).

2. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

3. Dựa vào bảng 18.1, vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Năm

Tiểu vùng

1995

2000

2002

Tây Bắc

320,5

541,1

696,2

Đông Bắc

6179,2

10657,7

14301,1

- Kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột (chú ý khoảng cách năm không đều nhau, tên biểu đồ, số liệu, chú giải)

- Nhận xét: so sánh quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất CN giữa 2 tiểu vùng

Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc giai đoạn 1995 – 2002.

* Nhận xét:

Trong thời kì 1995 – 2002,

- Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh Tây Bắc.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.

+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.

+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.

⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.

Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) được đăng ở chuyên mục Giải địa 9 và biên soạn theo sách địa lý 9. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét