Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo
Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo thuộc: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Lý thuyết:
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài (3260km) và vùng biển rộng (khoảng 1 triệu km2).
I. Biển và Đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài (3260km) và vùng biển rộng (khoảng 1 triệu km2). Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biên Đông, bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Cả nước có 28 (trong số 63) tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.
2. Các đảo và quần đảo
Hình 38.2. Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam
Trong vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, được chia thành các đảo ven bờ và các đảo xa bờ. Hệ thống đào ven bờ có khoảng hơn 3000 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển của các tỉnh : Quảng Ninh, Hải Phòng. Khánh Hoà, Kiên Giang.
Một số đảo ven bờ có diện tích khá lớn như : Phú Quốc (567 km2), Cát Bà (khoang 100 km2) và có số dân khá đông như : Phú Quốc, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Cát Bà, Côn Đảo,ế.. Còn lại phần lớn là các đảo nhỏ hoặc rất nhỏ, không có dân sống thường xuyên.
Các đảo xa bờ gồm đảo Bạch Long Vĩ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thuộc chủ quyền của nước ta từ lâu đời. Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Câu hỏi cuối bài:
1. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển vì:
- Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển — đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển. Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển mới khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế — xã hội đất nước.
- Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sao cho sự phát triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.
- Môi trường biển không bị chia cắt. Bởi vậy một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.
- Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.
- Tạo ra cơ cấu kinh tế đa dạng, tạo nhiều việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?
Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có vai trò quan trọng đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:
- Tạo đầu ra lớn về các sản phẩm của ngành thủy sản, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành này.
- Thông qua chế biến làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn.
- Góp phần đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn.
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy ngư nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
2. Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo tứ tự từ Bắc vào Nam.
Một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo tứ tự từ Bắc vào Nam: Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Phú Quốc…
Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo được đăng ở chuyên mục Giải địa 9 và biên soạn theo sách địa lý 9. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét