Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

Bài 39. Môi trường Biển – Đảo (tiếp theo) - soanbaitap.com

Bài 39. Môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)

Bài 39. Môi trường Biển - Đảo (tiếp theo) thuộc: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Lý thuyết:

Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển (tiếp theo)

3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển

Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh, pha lê có nhiều ờ đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hoà).

Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ờ vùng thềm lục địa là dầu mỏ và khí tự nhiên, phân bố trong các bể trầm tích.

Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986, từ đó sản lượng dầu liên tục tăng qua các năm.

Ngành công nghiệp hoá dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, cùng với các cơ sở hoá dầu khác để sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp và các loại hoá chất cơ bản,... Công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm, sau đó chuyển sang chế biến khí công nghệ cao, kết hợp với xuất khẩu khí tự nhiên và khí hoá lỏng.

4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển

Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. Ven biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng. Những điều kiện trên cho phép chúng ta phát triển giao thông đường biển giữa các địa phương ven biển với nhau, cũng như giữa nước ta với các nước khác.

Hiện cả nước có khoảng 120 cảng biển lớn nhỏ. Cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn (12 triệu tấn/năm). Để đáp ứng nhu cầu của kinh tế đối ngoại, hệ thống cảng biển sẽ được phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hoá, nhằm nâng công suất các cảng biển lên 240 triệu tấn (năm 2010).

Trong những năm qua, đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ. Giai đoạn tới, chúng ta sẽ phát triển nhanh đội tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác để có lực lượng hàng hải mạnh và hiện đại. Cả nước sẽ hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ để tạo bước phát triển nhanh trong ngành đóng tàu Việt Nam.

Dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch vụ ờ cảng, dịch vụ trên bờ,...) cũng sẽ được phát triển toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng.

III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo

1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo

Trong những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh. Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy,...), nhiều loài hải sản đang giảm về mức độ tập trung, các loài cá quý (cá thu,...) đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏò.

Nêu một số nguyên nhân dần tới sự giám sút tài nguyên và ô nhiễm mói trường biển - đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì ?

ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt làm cho chất lượng nhiều vùng biển của nước ta bị giảm sút, nhất là ở các cảng biển và các vùng cửa sông. Hậu quả là làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển.

2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ?

Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển. Chính phủ cũng đưa ra những kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Sau đây là một số phương hướng chính :

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

Câu hỏi cuối bài:

1. Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:

- Đối với nền kinh tế:

+ Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thương mại...

+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

+ Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....

+ Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...), tăng tiềm lực phát triển kinh tế.

+ Phát triển giao thông vận tải biển góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

- Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:

+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.

+ Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.

2. Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?

Những biện pháp phát triển giao thông vận tải biển:

- Sắp xếp lại và phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển, từng bước cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển hiện có, xây dựng các cảng mới (đặc biệt là các cảng nước sâu)

- Phát triển đội tàu vận tải biển (các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác)

- Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ.

- Nâng cao năng lực ngành đóng tàu biển, nâng cao chất lượng đội ngũ kĩ sư, lái tàu thuộc ngành giao thông vận tải biển.

3. Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.

Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Bài 39. Môi trường Biển - Đảo (tiếp theo) được đăng ở chuyên mục Giải địa 9 và biên soạn theo sách địa lý 9. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét