Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận - soanbaitap.com

 

Câu 1 (trang 122 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Những nội dung mà bạn học sinh dự định tóm tắt văn bản “Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay” - Huy Cận chưa đầy đủ và chưa bao quát

- Chưa chính xác:

+ Nên sửa thành:  Thơ mới buồn, nỗi buồn thế hệ nhưng không phải tất cả đều uỷ mị

- Thêm thêm ý:

+  Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng.

+ Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện của cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.

Câu 2 (trang 122 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a) Chủ đề : tinh thần thơ mới

b) Mục đích nghị luận : Khắc họa tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ, từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân, là tình yêu tha thiết tiếng Việt.

c) Bố cục : 3 phần

-Phần 1 : từ đầu đến “đại thể” : cách nhận diện “tinh thần thơ mới”: những khó khăn và phương pháp thực hiện

- Phần 2 : tiếp theo đến “cùng Huy Cận” : phân tích, chứng mình tinh thần thơ mới – chữ “Tôi”.

-Phần 3 : còn lại : bi kịch thời đại của cái tôi và giải pháp cho bi kịch đó.

d) Viết văn bản tóm tắt

Nội dung chính của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” là xác định tinh thần thơ mới. Theo Hoài Thanh, việc tìm ra tinh thần thơ mới có nhiều khó khăn, và cách nguyên tắc để minh định tinh thần của thơ cũng và thơ mới là không căn cứ vào cục bộ và cái dở, mà phải căn cứ trên đại thể và cái hay để đánh giá. Tác giả cũng chỉ ra rằng, tinh thần của thơ mới là chữ “tôi” đối lập với chữ “ta” của thơ cũ, và cũng chỉ ra thái độ của xã hội khi ý thức cá nhân mới trỗi dậy : bị rẻ rúng, bị nhìn với con mắt khó chịu, thương hại. Sau khi chỉ ra sự vận động của cái “tôi” trong thơ mới và  bi kịch của các nhà thơ mới, Hoài Thanh đã nói về cách giải quyết bi kịch thời đaị của các nhà thơ mới : họ gửi gắm, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng việt, để có thể “nảy mầm hi vọng”, để “vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”.

soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 11 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 11 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính.

 

 

 



#soanbaitap

Tóm tắt văn bản nghị luận - soanbaitap.com

 

Phần II: CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Câu 1 (trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Vấn đề được đem ra bàn bạc là luân lí xã hội ở nước ta → Dựa vào nhan đề và các câu chủ đề của các đoạn.

Câu 2 (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Viết bài văn nghị luận này, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh nhằm thể hiện dũng khí của một người yêu nước: đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực tại đen tối của xã hội, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.

Phần mở đầu và đặc biệt là phần kết luận của bài văn cũng như các ý khái quát của phần thân bài thể hiện rõ nhất điều ấy.

Câu 3 (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả trình bày ba luận điểm lớn:

- Luận điểm 1: Nước ta chưa có luân lí xã hội → thể hiện ở câu: Xã hội luân lí… dốt nát hơn nhiều.

- Luận điểm 2: Thực trạng và nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội → thể hiện ở câu: cái xã hội chủ nghĩa bên Âu… là gì.

- Luận điểm 3: Phương hướng đem lại luân lí xã hội cho nước nhà → thể hiện ở câu: mà muốn có đoàn thể… dân Việt Nam này.

Câu 4 (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Hệ thống luận cứ phục vụ cho các luận điểm:

Luận điểm 1:

- So với quốc gia luân lí, người mình dốt nát hơn nhiều.

- Tiếng “bè bạn” không thể thay cho luân lí, chủ ý bình thiên hạ cũng mất từ lâu.

Luận điểm 2:

- Thực trạng nước ta không có ý thức nghĩa vụ giữa người với người, không có đoàn thể.

- Vua quan phản động, phá tan đoàn thể, thi hành ngu dân để vơ vét bóc lột.

- Bọn người xấu đua nhau buôn quan bán tước, chạy theo danh lợi.

- Dân không biết đoàn thể, không biết bình luận, đấu tranh.

Luận điểm 3: Cần xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội.

Câu 5 + 6 (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Nước ta tuyệt nhiên không có và không biết đến luân lí xã hội. Trong khi đó, luân lí xã hội như ý thức nghĩa vụ giữa người với người và tổ chức đoàn thể đã rất thịnh hành ở châu Âu. Ở nước ta, ai bị kẻ mạnh lấy quyền lực đè nén, người xung quanh cũng mặc kệ thì ở châu Âu, ở Pháp họ đấu tranh đòi công bằng cho kì được. Nguyên nhân khiến nước ta không có luân lí xã hội là bọn vua quan phản động tìm cách phá đoàn thể, thực hiện ngu dân để lo thân mình; thói chạy theo quyền tước trở thành xu thế của xã hội; dân ta ngu dốt không biết lên tiếng đấu tranh. Chỉ có cách truyền bá chủ nghĩa xã hội, gây dựng đoàn thể mới giúp nước ta thoát khỏi thực trạng này.

Luyện tập

Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu đã cho thấy xác định chủ đề nghị luận của văn bản:

a. Sự đa dạng và thống nhất của đất nước In-đô-nê-xi-a.

b. Thành tự của Xuân Diệu trong lĩnh vực nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Câu 2 (trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a)

- Vấn đề nghị luận: Sự lãng phí nước sạch.

- Mục đích nghị luận: Nhắc nhở mọi người ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá.

b) Các luận điểm:

- Nước là nguồn tài sản quí thường bị huỷ hoại, lãng phí nhiều nhất

- Dân số tăng, nguốn nước cung cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu

- Một số quốc gia hiện nay đang thiếu nước, có sự tranh chấp về nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng.

c) Tóm tắt bằng 3 câu:

Nước ngọt là thứ tài sản thiên nhiên ban tặng mà không phải quốc gia nào cũng có. Với tốc độ gia tăng dan số và phát triển công nghiệp như hiện nay thì nguồn nước ngày càng trở nên cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng nề. Hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt quí giá cho hôm nay và mai sau.

soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 11 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 11 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính.

 

 

 



#soanbaitap

Ôn tập phần văn học 11 kì 2 - soanbaitap.com

Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Thơ mới khác với thơ trung đại về cả nội dung và hình thức:

Các bình diện

Thơ trung đại Việt Nam

Thơ mới Việt Nam

Nội dung cảm hứng

Thời đại chữ ta nặng tính cộng đồng, xã hội, xem nhẹ tính cá nhân. Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, chí khí đối với vua, với nước, nặng tính chất giáo huấn.

Thời đại chữ tôi, coi trọng cá nhân, tách biệt với  cộng đồng, xã hội.

Cách cảm nhận thiên nhiên, con người, cuộc sống

Cảm nhận bằng con mắt già cỗi, công thức, ước lệ, khuôn sáo

Cảm nhận bằng cặp mắt trẻ trung, xanh non, yêu đời

Cảm hứng chủ đạo

Cảm hứng phò vua giúp nước, tỏ lòng, lúc sục sôi, lúc buồn rầu, bất đắc chí.

Nỗi buồn, tuyệt vọng của cái tôi - cá nhân trước hiện thực đau thương vì mất độc lập chủ quyền của nước nhà

Nghệ thuật

- Chứ Hán, chữ Nôm

- Thể thơ truyền thống: Đường luật, cổ phong, lục bát, song thất lục bát.

- Niêm luật chặt chẽ, diễn đạt ước lệ, nhiều điển tích điển cố.

- Tính qui phạm nghiêm ngặt

- Chữ quốc ngữ.

- Thể thơ kết hợp truyền thống và hiện đại

- Luật lệ đơn giản, diễn  đạt phóng khoáng, tự do, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày.

- Phá bỏ tính qui phạm.

Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

* Lưu biệt khi xuất dương- Phan Bội Châu:

+ Nội dung:

- Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: có ý chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển thời thế, có ý thức cá nhân, có trách nhiệm cao cả... Có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ .

+ Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn Phan Bội Châu.

- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ...

+ Tính giao thời:

- Cũ: Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật; mang đề tài “lưu biệt” – một đề tài quen thuộc trong thơ cổ trung đại thể thơ Đường luật; hình ảnh ước lệ...

+ Nét mới: chất lãng mạn hào hùng toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

* Hầu trời -Tản Đà.

+ Nội dung:

Thể hiện bản ngã cái tôi cá nhân - một cái tôi phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.

+ Nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào, nguồn cảm xúc được bộc lộ một cách thoải mái, tự nhiên và phóng túng.

- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần gũi với đời sống, không cách điệu, ước lệ.

- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên và lôi cuốn người đọc.

- Từ ngữ nôm na, bình dị, như lấy ở đời sống bình thường

+ Tính chất giao thời:

- Cũ: Hình thức vẫn theo lối thơ cổ, cách dùng từ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại

- Mới: thể thơ trường thiên khá tự do; cảm xúc mới mẻ, phóng túng; cách thể hiện vượt khỏi quy phạm.

Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Quá trình hiện đại hóa của thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện khá rõ qua các bài thơ như “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu, “Hầu trời” của Tản Đà, “Vội vàng” của Xuân Diệu.

- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920), thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chiến sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại.

- Giai đoạn thứ hai (từ 1920 đến 1930), văn học giai đoạn này đã đổi mới, ngôn ngữ có tính hiện đại, cái tôi ngông của nhà nho chán đời, tài tải muốn thoát li lên hầu trời nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn tồn tại.

- Giai đoạn thứ 3 (từ khoảng 1930 đến 1945), nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa trên mọi thể loại. Phong trào Thơ mới là tiếng nói của cái tôi cá nhân tự giải phóng toàn ra khỏi hệ thống ước lệ của thơ ca trung đại, trực tiếp quan sát lòng mình bằng con mắt cá nhân, cảm thấy bơ vơ, cô đơn trước vũ trụ.

Câu  4 (trang 16 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Vừa cổ điển, vừa hiện đại. Giọng điệu gần gũi, thân thuộc

Giàu hình ảnh thể hiện nội tâm, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức gợi liên tương.

Câu 5 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời

+ Thể thơ tứ tuyệt hàm súc

+ Hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng,

+ Bút pháp gợi tả chấm phá, cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật.

+ Tư thế của nhân vật trữ tình nhàn tản, ung dung

+ Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng

+ Ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

+ Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở.

+ Sự đa dạng của bút pháp: tự sự, trữ tình.

Câu 6 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ "Tôi yêu em " của Puskin

- Thấm đượm nỗi buồn của mối tình đơn phương, vô vọng nhưng trong sáng của một tâm hồn chân thành, nhân hậu mãnh liệt, vị tha cao thượng.

- Ngôn từ giản dị, tinh tế. Điệp ngữ "tôi yêu em"

- Lời nguyện cầu mang nhiều ý nghĩa.

Câu 7 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp:

a) Ngoại hình:

- Luôn đi dày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông.

- Giấu mặt sau chiếc áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, kéo mui khi ngồi xe ngựa.

b) Lối sống sinh hoạt:

- Câu nói cửa miệng: Nhỡ lại xảy ra chuyện gì.

- Buồng ngủ chật như cái hộp, khi ngủ trùm chăn kín đầu, cửa sổ đóng kín.

- Thích dạy tiếng Hy Lạp => Ngợi ca, tôn sùng quá khứ.

- Luôn sống theo những chỉ thị, thông tư.

- Không ý thức được tình trạng bản thân, tự hài lòng với lối sống cổ lỗ của mình, luôn cho mình là công dân tốt của nhà nước.

- Cách duy trì quan hệ với đồng nghiệp: Kéo ghế ngồi, chẳng nói chẳng rằng, mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm gì, 1 giờ sau ra về.

c) Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-côp tới mọi người:

- Đồng nghiệp, mọi người xung quanh y, cả thành phố nơi y sống đều sợ hãi y, họ xa lánh y, không muốn dây với y.

- Khi Bê-li-côp chết rồi lối sống đó vẫn ảnh hưởng tới mọi người, cuộc sống vẫn ngột ngạt, bế tắc tù túng.

Câu 8 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Hình tượng nhân vật Giăng Van – giăng:

a. Hoàn cảnh nhân vật: Từ một thị trưởng giàu có,nhân từ vì cứu một người vô tội,ông đã trở về với thân phận thật của mình- một người tù khổ sai.

b. Phẩm chất, tính cách:

* Trước khi Phăng-tin chết:

- Đối với Phăng-tin: “nói bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh”

- Đối với Gia-ve: Hạ mình, nói nhỏ, cầu xin với mục đích: cứu vớt tia hy vọng và sự sống mong manh cho Phăng-tin.

- Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, không tỏ ra khiếp sợ

* Sau khi Phăng-tin chết:

- Đối với Gia-ve:

+“cậy bàn tay Gia-ve như cậy bàn tay trẻ con”

+“bẻ thành giường”

+“nhìn Gia-ve trừng trừng”

=> Thái độ mạnh mẽ, quyết liệt .Cử chỉ, thái độ của tình thương, bảo vệ tình thương.

- Đối với Phăng-tin:

+ “bàn tay đỡ lấy trán,ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích”

+“thì thầm bên tai Phăng-tin”

+ “hai tay nâng đầu Phăng-tin lên,đặt ngay ngắn giữa gối như một người mẹ sửa sang cho con”

+ “ ông thắt lại dây rút cổ áo chị,vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải. Rồi ông vuốt mắt cho chị”

+”nhẹ nhàng” nâng bàn tay của Phăng-tin và “đặt vào đấy một nụ hôn”

Tình yêu con người Giăng-van-giăng giành cho Phăng-tin cũng chính là lòng yêu thương của Huy-gô đối với Giăng-van-giăng và Phăng-tin. Giăng-van-giăng giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.

soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 11 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 11 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - soanbaitap.com

 

Câu 1 (trang 112 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a) Đoạn trích viết về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng thơ lãng mạn Pháp đối với các nhà thơ trong phong trào Thơ mới.

+ Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên.

b) Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh, ngoài ra còn sử dụng thao tác lập luận phân tích để làm nổi bật vấn đề được nêu ra. Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận.

c) Một bài văn có sức lôi cuốn thường sử dụng nhiều thao tác lập luận. Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả.

- Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.

- Dựa vào sức lôi cuốn, thuyết phục của nội dung trong bài văn đạt đến mức độ nào để đánh giá sự thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận.

Câu 2 (trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a) Bước thứ nhất

- Chọn vấn đề cần nghị luận: Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

* Lập dàn ý

- Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

- Giải quyết vấn đề:

+ Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.

+ Phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay.

+ Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.

+ Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

- Kết thúc vấn đề:

+ Ý nghĩa của vấn đề đặt ra

+ Bản thân

b)  Bước thứ hai

- Trình bày một luận điểm trong dàn ý.

c) Bước thứ ba

- Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp.

Câu 3 (trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đề bài: Bàn về bệnh quay cóp của Học sinh trong thi kiểm tra.

* Gợi ý về nội dung:

+ Thực trạng của bệnh quay cóp trong Học sinh ngày nay.

+ Tác hại của bệnh quay cóp.

+ Lời khuyên .

(Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn; Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận)

* Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng.

soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 11 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 11 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính.

 

 

 

 



#soanbaitap

Tương tư - soanbaitap.com

 

Câu 1 (trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

* Nỗi nhớ mong của chàng trai:

- Cách nói bóng gió xa xôi: Mượn trời đất nhớ nhau để thổ lộ nỗi nhớ

+ Nỗi nhớ được xác định trong một khoảng không gian → chủ quan hóa đối tượng: khi người ta tương tư, cảnh vật cũng tương tư, không gian ngập tràn nhung nhớ.

+ Thể hiện sự nhút nhát, ý nhị và sâu sắc của chàng trai.

- Sử dụng thành ngữ “chín nhớ mười mong” để tăng cấp về mức độ cảm xúc → thế giới tâm hồn cụ thể, tình cảm từ một thứ vô hình trở nên hữu hình, cụ thể.

- Cấu trúc câu đặc biệt “ Một người... một người” → đẩy hai đối tượng ra xa và nhịp cầu nối giữa hai người là nỗi nhớ.

=> Tương tư là lẽ dĩ nhiên, là tất yếu của tình yêu.

* Những lời kể, trách móc của chàng trai:

- Lời trách móc như quy kết, làm cho đối tượng khó chạy tội: “Bảo rằng... xa xôi”.

- Nhà thơ phủ định tất cả: không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang → lời buộc tội cho người con gái.

- Điệp từ phiếm chỉ “ai” tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng: trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được → vừa trách móc, vừa ngẩn ngơ chờ đợi.

- Trách vì yêu: Do quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra ngờ vực, hờn trách

=> Một kiểu bày tỏ tình cảm.

=> Nỗi nhớ da diết của chàng trai trải dài suốt tới tận cuối cùng của bài thơ nhưng tình cảm của chàng trai vẫn chưa được đền đáp.

=> Tình cảm của chàng trai là mối tình đơn phương, chưa được hay biết, chưa được đền đáp. Đó là tình cảm chân thành, tha thiết, nung nấu nhưng thầm lặng của chàng trai thôn quê ý nhị, e dè, thụ động.

Câu 2 (trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Cách bày tỏ tình yêu ý nhị, tinh tế, vận dụng cách nói bóng gió đặc trưng của ca dao dân ca với các biện pháp tu từ quen thuộc, hình ảnh mộc mạc, lối so sánh ví von duyên dáng, hấp dẫn:

+ Lối so sánh ví von: sử dụng biện pháp hoán dụ: thôn Đoài (chỉ chàng trai) – thôn Đông (chỉ cô gái), ẩn dụ (bến, đò, hoa khuê các, bướm giang hồ), nhân hóa (Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?).

+ Sử dụng lối nói sóng đôi, tương đồng: Gió mưa…/…của tôi yêu nàng.

+ Dùng nhiều câu hỏi tu từ: Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?, Bao giờ bến mới gặp đò?, Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau? Cau thôn Đoài nhớ giàu không thôn nào?

+ Lối nói giãi bày, bộc bạch thường thấy trong ca dao yêu thương tình nghĩa: thôn Đoài - thôn Đông, bến – đò, hoa – bướm, trầu – cau,...

=> Quan niệm, ước mong về một tình yêu gắn bó, chung thủy.

- Giọng điệu thơ: khi tha thiết cồn cào, khi trách cứ tủi hờn, khi hi vọng nhưng nhìn chung giọng điệu chủ đạo là giọng chân thành, trầm lắng, vô vọng.

Câu 3 (trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Nhận xét của Hoài Thanh là nhận xét đúng.

- Trong thơ của Nguyễn Bính có "hồn xưa của đất nước". Thể hện qua:

+ Những câu thơ bình dị nhưng có sức lôi cuốn

+ Ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi, mang đậm cách biểu đạt và bày tỏ bóng gió, xa xôi trong tình yêu của người dân quê Bắc Bộ Việt Nam.

+ Tình cảm, cảm xúc chân thành, tế nhị, kín đáo.

+ Thể loại thơ dân tộc: lục bát.

+ Hình ảnh mộc mạc, đậm chất làng Việt: thôn Đoài, thôn Đông, trầu, cau, giời,

+ Lối so sánh, ví von và cách bày tỏ tình cảm đậm đà phong vị ca dao dân ca.

Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi tương tư của chàng trai.

- Phần 2 (4 câu còn lại): Ước vọng lứa đôi hòa hợp.

ND chính

- Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

- Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 11 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 11 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính.

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I - soanbaitap.com

Phần trắc nghiệm:

1- D

2- C

3- C

4- C

5- D

6- A

7- D

8- D

9- D

10- A

11- A

12- D

Phần tư luận:

Đề 1: Dàn ý cho đề bài: “Bàn về lợi ích của việc và hứng thú của việc tự học:

a) MB: Giới thiệu vấn đề được bàn luận

b) Thân bài:

- Những phương pháp trong học tập: tự học, học nhóm, học cùng thầy cô.

- Thế nào là tự học?

+ học tập một mình, độc lập

+ tinh thần tư giác, cần mẫn, chăm chỉ

- Tác dụng của việc tự học:

+ Rèn luyện khả năng tự làm việc của bản thân. Từ đó phát huy tính tự lập, tự mày mò, tìm hiểu, lòng kiên nhẫn, cần cù, chăm chỉ và ý chí phấn đấu trong học tập.

+ Tự học giúp người học có thể hiểu bài, tự lĩnh hội được kiến thức không chỉ từ thầy cô, từ sách vở mà còn từ chính khả năng của mình.

+ Biết được lực học, khả năng sáng tạo, tìm tòi, hiểu bải của bản thân. Từ đó tìm ra những yếu điểm, những lỗ hổng kiến thức; những khả năng, lợi thể để tiếp tục phát huy.

Tự học là hình thức đánh giá trình độ nhận thức cũng như tự tư duy, sáng tạo của bản thân.

+ Tự học giúp chúng ta có thể sử dụng thời gian một cách linh động và hiệu quả nhất.

+ Không bị phân tán, dễ tập trung vào công việc; giúp theo đuổi và thực hiện thành công những ý tưởng độc đáo, sáng tạo táo bạo của bản thân.

+ Tự học còn là một cách để rèn luyện tính kiên nhẫn, chịu khó, ham học hỏi của bản thân.

- Những khó khăn gì khi tự học?

+ chán nản vì những vấn đề khó trong học tập

+ cần có lòng quyết tâm, sự nhẫn lại, cần cù.

- Sự phân bố thời gian cho việc tự học như thế nào cho hiệu quả ?

- Nên kết hợp với các hình thức học khác không?

+ Học cùng thầy cô

+ Học nhóm

c) Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Đề 2.  Nêu ý kiến của anh (chị) về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh (chị), đó là một câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?

DÀN Ý:

a) Mở bài:

- Giới thiệu về Thạch Lam và một vài nét tiêu biểu nhất về phong cách nghệ thuật của ông.

- Giới thiệu về truyện ngắn Hai đứa trẻ.

- Đưa ra vấn đề cần bàn luận

b) Thân bài

- Chủ đề của truyện?

+ Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, tội nghiệp của những người dàn nghèo khổ nơi những phố huyện tồi tàn

+ Sự thương cảm, giá trị nhân đạo của tác giả

- Những hình ảnh câu chuyện mà truyện đề cập đến:

+ Hình ảnh ngày tàn được miêu tả như thế nào

+ Hình ảnh phiên chợ tàn: cảnh chợ tàn được miêu tả như thế nào? hình ảnh con người trong phiên chợ tàn + Hình ảnh những kiếp người tàn: hai chị em Liên, mẹ con chị Tí, vợ chồng bác xẩm, cụ Thi điên,…

=> Đó là một nhịp sống nghèo nàn, đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt của phố huyện. Người dân vẫn ngày ngày bám trụ tại đó để kiếm sống.

- Những vấn đế lớn lao- giá trị nhân đạo trong tác phẩm

+ Hai chị em Liên và An là minh chứng cho câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn

+ Niềm tin, niềm hi vọng vào một cái gì đó đẹp đẽ hơn cho cuộc sống của họ trong tương lai.

=> Hai đứa trẻ là hình ảnh về câu chuyện vươn tới một câu chuyện tốt đẹp hơn.

c) Kết bài:

+ Chủ đề của truyền.

+ khẳng định lại vấn đề.

+ Tình cảm của tác giả.

soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 11 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 11 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính.

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - soanbaitap.com

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 7 SGK Địa lí 11

Đề bài

Dựa vào bảng 1.1, hãy nhận xét sự chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu

- Nhận xét hàng dọc theo từng nhóm nước

- So sánh giữa hai nhóm nước

Lời giải chi tiết

Nhìn chung GDP/người giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự chênh lệch nhau rất lớn.

- GDP/người của các nước phát triển đều ở mức cao (20 000 đến 45 000 USD/người), trong khi các nước đang phát triển chỉ đạt mức 1000 đến trên 2000 USD/người.

- GDP/người của các quốc gia phát triển gấp tới hàng trăm lần so với các quốc gia đang phát triển.

+ GDP/ngườicủa Đan Mạch gấp 405 lần USD/người của Ê-ti-ô-pi-a, gấp 70 lần Ấn Độ, 19 lần An-ba-ni.

+ GDP/người của Niu Di-lân  gấp 217 lần Ê-ti-ô-pi-a.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 8 SGK Địa lí 11

Đề bài

Dựa vào bảng 1.2, hãy nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước – năm 2004.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu

- Nhận xét theo từng nhóm nước

- Khu vực kinh tế nào cao nhất, thấp nhất (dẫn chứng)

Lời giải chi tiết

Nhìn chung cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác nhau giữa các nhóm nước.

- Nhóm nước phát triển: cơ cấu GDP có sự phân hóa rất lớn

+ GDP tập trung cao nhất ở khu vực III (71%).

+  Tiếp đến là khu vực II (27%).

+ Khu vực I chỉ chiếm 2% GDP trong cơ cấu.

- Nhóm nước đang phát triển: tỉ trọng GDP chênh lệch nhau không quá lớn giữa các khu vực kinh tế.

+ Khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất (43%), tiếp đến là khu vực II (32%).

+ Khu vực I chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu (25%), tuy nhiên vẫn còn ở mức cao.
-> Điều này phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các nhóm nước: nhóm nước phát triển có trình độ kinh tế cao còn nhóm nước đang phát triển có trình độ thấp.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 8 SGK Địa lí 11

Đề bài

Dựa vào bảng 1.3, kết hợp với thông tin ở trên, nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ trung bình giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu

Lời giải chi tiết

-Về tuổi thọ trung bình:

+ Các nước phát triển có tuổi thọ trung bình cao (72 tuổi) -> dân số già.

+ Các nước đang phát triển tuổi thọ trung bình thấp: 65 tuổi (dưới mức cả nước 67 tuổi)

-> dân số trẻ.

- Về chỉ số HDI:

+ Nhóm nước phát triển có chỉ số HDI cao hơn mức trung bình của thế giới ( năm 2003 là 0.855)

+ Nhóm nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp hơn mức TB thế giới, dưới 0.65 (năm 2003 là 0.694).

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 9 SGK Địa lí 11

Đề bài

Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra.

- Kể tên một số ngành dịch vụ cần đến nhiều tri thức (ví dụ: kế toán, bảo hiểm…).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phương pháp: vận dụng, liên hệ thực tiễn.

Lời giải chi tiết

- Một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra:

+ Công nghệ sinh học: tạo ra các giống mới không có trong tự nhiên, những bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh,…

VD. Kĩ thuật nuôi cấy mô trong ống nghiệm, trong cơ thể sống, chọn lọc nhân tạo để tạo ra các giống mới ưu việt, loại bỏ các đặc điểm không mong muốn (giống cây chịu hạn, chịu mặn, quả không hạt…).

Tạo ra nguồn năng lượng sinh học từ các rác thải công nghiệp, rác thải công nghiệp. Phát triển công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme tạo ra sản phẩm dinh dưỡng tốt hơn.

Trong ngành y:  hoàn thành chuỗi AND/bản đồ gen người, nghiên cứu ra vacxin điều trị sốt rét, xét nghiệm nước bọt dự đoán tuổi, phương pháp “siêu âm thông minh”.

+ Công nghệ vật liệu: tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, tính năng mới

VD: Tạo ra vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn

+ Công nghệ năng lượng: tạo ra những nguồn năng lượng mới, đột phá hơn.

VD. Năng lượng hạt nhân: các nghiên cứu tạo ta ra năng lượng hạt nhân từ phân hạch uran, phản ứng nhiệt hạch.

Các nhà máy thủy điện có công suất lớn: lên tới hàng chục ngàn MW (Đập Tam Hiệp 22.000 MW).

Các nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng từ gió, mặt trời, sóng thủy triều, địa nhiệt.

+ Công nghệ thông tin: tạo ra các vi mạch, chip điện tử có tốc độ xử lí cao, công nghệ điện toán đám mây, số hóa…giúp cho việc xử lí, lưu trữ và vận chuyển thông tin dễ dàng nhanh chóng hơn.

VD. Bộ xử lí nhanh nhất hiện nay (Intel Core i7), kho dữ liệu lớn nhất thế giới (máy chủ phân tích IQ của Sybase), phóng thành công các vệ tinh trong vũ trụ.

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, truyền tải mạng không dây (wifi), điện thoại thông minh (iphone X), hộp thư điện tử (gmail), các trang mạng xã hội.

- Một số ngành dịch vụ cần đến nhiều tri thức: bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng, kế toán, tư vấn,...

Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.

Đề bài

Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.

Lời giải chi tiết

Những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển:

- GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

+ GDP/người của các nước phát triển đều ở mức cao (20 000 đến 45 000 USD/người), trong khi các nước đang phát triển chỉ đạt mức 1000 đến trên 2000 USD/người.

+ GDP/người của các quốc gia phát triển gấp tới hàng trăm lần so với các quốc gia đang phát triển ( GDP/người của Đan Mạch gấp 405 lần GDP/người của Ê-ti-ô-pi-a, gấp 70 lần Ấn Độ, 19 lần An-ba-ni).

- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác nhau giữa các nhóm nước:

+ Nhóm nước phát triển có cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế phân hóa mạnh: GDP tập trung cao nhất ở khu vực III (71%),  tiếp đến là khu vực II (27%), khu vực I chỉ chiếm 2% GDP.

+ Nhóm nước đang phát triển: khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất (43%), tiếp đến là khu vực II (32%), khu vực I chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu (25%), tuy nhiên vẫn còn cao.

- Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội:

+ Tuổi thọ trung bình:

Các nước phát triển có tuổi thọ trung bình cao (72 tuổi) -> dân số già.

Các nước đang phát triển tuổi thọ trung bình thấp: 65 tuổi (dưới mức cả nước 67 tuổi)

⟶ dân số trẻ.

+ Chỉ số HDI:

Nhóm nước phát triển có chỉ số HDI cao hơn mức trung bình của thế giới ( năm 2003 là 0.855)

Nhóm nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp hơn mức TB thế giới, dưới 0.65 (năm 2003 là 0.694).

-> Nhóm nước phát triển có trình độ kinh tế - xã hội cao hơn hằn nhóm nước đang phát triển.

Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.

Đề bài

Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.

Lời giải chi tiết

- Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:

+ Diễn ra vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.

+ Đặc trưng là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao.

+ Bốn công nghệ trụ cột, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:

+ Làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển  dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

+ Tác động ngày càng sâu sắc, làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới, dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao, được gọi là nền kinh tế tri thức.

Dựa vào bảng số liệu (trang 9 SGK Địa lí 11): Vẽ biểu đồ đường biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận xét.

Đề bài

Dựa vào bảng số liệu sau:

Vẽ biểu đồ đường biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận xét.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Kĩ năng vẽ biểu đồ đường và nhận xét biểu đồ.

Lời giải chi tiết

 

Biểu đồ thể hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển giai đoạn 1990 - 2004

Nhận xét: Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển tăng nhanh, từ 1990 đến 2004 tăng lên gấp 2,07 lần, tương đương với 1414 tỉ USD.

Soạn Địa 11 tổng hợp hướng dẫn soạn bài địa lí 11 trả lời câu hỏi SGK và giải các bài tập trong sách bài tập địa lí 11, các bài giải địa 11 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt địa lí lớp 11

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939) - soanbaitap.com

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 70 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX đã phát triển như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 69, 70 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

* Biểu hiện:

- Công nghiệp:

+ Trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%

+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Tài chính: Trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

* Hạn chế:

- Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp.

- Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng,…

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 70 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 70 để lí giải.

Lời giải chi tiết

Phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phồn vinh của nước Mĩ, vì:

- Chính phủ Mĩ ra sức ngợi ca sự phồn vinh của nền kinh tế, thi hành chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đặc biệt là những người có tư tưởng tiến bộ.

- Phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá. Phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu.

- Người lao động luôn đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công xã hội, phân biệt chủng tộc, phân hóa giàu nghèo quá chênh lệch,...

=> Dẫn đến mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với tư sản sâu sắc là nguyên nhân dẫn đến những cuộc đấu tranh.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 71 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên mức cao nhất vào những năm 1932 - 1933?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 70, 71, suy luận để trả lời.

Lời giải chi tiết

Số người thất nghiệp ở Mĩ lên mức cao nhất trong những năm 1932 - 1933 vì:

- Mĩ lâm vào vòng xoáy khủng hoảng, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.

- Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, tập trung mũi nhọn vào kinh tế hàng hóa thay vì kinh tế quân sự như trước đây. Vì vậy, khi cuộc khủng hoảng diễn ra, Mĩ là nước đầu tiên phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 73 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Vì sao thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 72 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Thu nhập quốc dân của Mĩ được phục hồi và phát triển từ năm 1934, nhờ “Chính sách mới” của Tổng thống Ru-đơ-ven.

- Đây là một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.

- “Chính sách mới” đã giải quyết được những khó khăn trước mắt của nước Mĩ như nạn thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội và khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng - vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.

Giải bài tập 1 trang 73 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 69 để lí giải.

Lời giải chi tiết

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX, vì:

- Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh.

- Nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, không bị chiến tranh tàn phá.

- Tham gia chiến tranh muộn, là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu.

- Sớm áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.

Giải bài tập 2 trang 73 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 70, 71 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đối với nước Mĩ:

* Về kinh tế: Phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của Mĩ.

- Năm 1932, sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% so với năm 1929.

- 11,5 công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (40%) phải đóng cửa.

* Về chính trị - xã hội:

- Đời sống nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn.

- Số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu người.

- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.

Giải bài tập 3 trang 73 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

 Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 70, 71 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Chính sách mới của Tổng thống Ru-đơ-ven là một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.

- Về kinh tế - tài chính:

+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.

+ Phục hồi sự phát triển của kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

- Về chính trị - xã hội:

+ Chính phủ thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp như: cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới,…

+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.

=> Kết quả:

- Chính sách mới đã giúp nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, thu nhập quốc dân tăng. Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội, chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì.

Soạn sử 11 tổng hợp gồm các bài trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài và giải các bài tập trong sách giáo khoa lịch sử 11, các bài giải sử 11 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 11

 

 

 



#soanbaitap

Ôn tập lịch sử thế giới cận đại - soanbaitap.com

Giải bài tập 1 trang 46 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết

Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề chính sau:

- Thứ nhất, sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới.

- Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản. Thời kì chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền.

- Thứ ba, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản diễn ra mạnh mẽ.

- Thứ tư, sự mở rộng xâm lược của chủ nghĩa tư bản và cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Giải bài tập 2 trang 46 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức,…).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào những kiến thức đã học để so sánh

Lời giải chi tiết

* Bảng so sánh các cuộc CMTS thời kì cận đại

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Nhiệm vụ, mục tiêu - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển.

- Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Lãnh đạo Quý tộc mới, tư sản. Tư sản , chủ nô. Tư sản.
Hình thức Nội chiến. Cách mạng giải phóng dân tộc. Nội chiến, chiến tranh vệ quốc.
Kết quả,

Ý nghĩa

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

- Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

- Mở ra thời đại mới của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

Tính chất Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.

Giải bài tập 3 trang 46 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng - ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết

Một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng - ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

- Giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức, bóc lột.

- Giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư bản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là một tất yếu khách quan. Song để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó, điều quyết định là giai cấp vô sản phải có Đảng lãnh đạo.

- Đảng Cộng sản bao gồm những phần tử ưu tú nhất, cách mạng nhất, tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, được giác ngộ lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn đứng ở hàng đầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.

Giải bài tập 5 trang 46 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Bảng thông kê những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất

Thời gian

Chiến sự

Năm 1914

- Đức tập trung lực lượng ở mặt trận phía Tây nhằm đánh bại quân Pháp một cách chớp nhoáng. Pa-ri bị uy hiếp.

- Trong khi quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt thì ở mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công quân Đức cứu nguy cho Pháp.

Năm 1915

Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.

Năm 1916

Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-đoong. Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.

Từ mùa xuân 1917

Chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận Tây Âu. Phe Hiệp ước phản công

Ngày 2-4-1917

Mĩ tham chiến. Chiến sự có lợi cho phe Hiệp Ước.

Ngày 7-11-1917

Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết rút khỏi chiến tranh.

Tháng 7-1918 đến 9-1918

Quân Anh, Pháp phản công và tổng tấn công ở khắp các mặt trận. Các đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

Ngày 9-11-1918

Cách mạng bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ và thành lập chế độ cộng hòa.

Ngày 11-11-1918

Chính phủ mới của Đức đầu hàng. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh: Đức, Áo, Hung.

Giải bài tập 4 trang 46 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết

Giai đoạn

Quốc gia, khu vực

Phong trào đấu tranh tiêu biểu

Giữa TK XIX

Nhật Bản

- Năm 1868, Cuộc Duy Tân Minh Trị.

Cuối TK XIX - đầu TK XX

Ấn Độ

- 1857 - 1859: Khởi nghĩa Xipay.

- 1885: Đảng Quốc Đại - chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập.

- 1885 - 1908: phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.

Trung Quốc

- 1851 - 1864, khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc; Năm 1898, cuộc Duy Tân Mậu Tuất,… cuối cùng đều bị đán áp.

- Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh.

Đông Nam Á

- Phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:

+ 1825 - 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà Lan của In-đô-nê-xi-a, điển hình là khởi nghĩa nông dân của Sa-min (1890).

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX với xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.

+ Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.

+ Xiêm: vua Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp Xiêm giữ được nền độc lập.

 

Soạn sử 11 tổng hợp gồm các bài trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài và giải các bài tập trong sách giáo khoa lịch sử 11, các bài giải sử 11 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 11

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap

Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX - soanbaitap.com

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 19 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Dựa vào lược đồ (hình 9), trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 18, 19 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm. Quá trình xâm lược ấy diễn ra:

- Ở In-đô-nê-xi-a, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị vào giữa thế kỉ XIX.

- Phi-líp-pin bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sau đó, đế quốc Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Phi-líp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.

- Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), năm 1885 bị Anh thôn tính rồi sát nhập thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

- Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po), trở thành thuộc địa của Anh vào đầu thế kỉ XX.

- Ở ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, thực dân Pháp hoàn thành việc xâm lược vào cuối thế kỉ XIX và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

- Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 20 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Hãy nêu những nét lớn trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 19, 20 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Nguyên nhân: chính sách thống trị của thực dân Hà Lan đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

* Diễn biến:

- Tháng 10-1873, nhân dân A-chê đã anh dũng chiến đấu chống lại 3 000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này. Quân Hà Lan tuy chiếm được hoàng cung nhưng vẫn không chinh phục được A-chê.

- Tiếp đó là các cuộc khởi nghĩa ở Tây Xu-ma-tơ-ra (1873-1909), Ba Tắc (1878-1907), Ca-li-man-tan (1884-1886).

- Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra mạnh mẽ, điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1890 do Sa-min lãnh đạo.

- Các tổ chức chính trị của công nhân ra đời như: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908),…

- Tháng 12-1914, Liên minh xã hội dân chủ Inđônêxia ra đời, nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong công nhân đặt cơ sở cho Đảng Cộng sản ra đời (5-1920).

* Nhận xét:

- Giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước ở Inđônêxia đầu thế kỉ XX.

- Vì vậy phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự tham gia của công nhân và tư sản.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 21 SGK Lịch sử 11

Đề bài

So sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng đấu tranh ở Phi-lip-pin.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 20, 21 để so sánh.

Lời giải chi tiết

* Giống nhau:

- Đều là những phong trào yêu nước, chống thực dân Tây Ban Nha.

- Đều thể hiện tinh thần dân tộc, cổ vũ nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh, giành độc lập dân tộc.

* Khác nhau:

Nội dung

Xu hướng cải cách

Xu hướng bạo động

Lãnh đạo

Hô-xê Ri-dan Bô-ni-pha-xi-ô

Lực lượng tham gia

Trí thức yêu nước, địa chủ và tư sản tiến bộ, một số dân nghèo. Nông dân, dân nghèo thành thị.

Hình thức đấu tranh

Đấu tranh ôn hòa Đấu tranh vũ trang, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ngày 28-8-1896.

Chủ trương đấu tranh

Tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-lip-pin. Đấu tranh lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha, xây dựng quốc gia độc lập.

Thành lập tổ chức

“Liên minh Phi-lip-pin”. “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân”.

Kết quả, ý nghĩa

Tuy thất bại nhưng đã thức tỉnh tinh thần dân tộc, chuẩn bị tư tưởng cho cao trào cách mạng sau này. Thất bại, nhưng đã giải phóng được nhiều vùng, thành lập chính quyền nhân dân, tiến tới thành lập nền cộng hòa.

 

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 21 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Cách mạng năm 1896 ở Phi-lip-pin diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk LỊch sử 11 trang 21 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Diễn biến cách mạng năm 1896 ở Phi-lip-pin:

- Không tán thành đường lối cải cách ôn hòa, tháng 7-1896, Bô-ni-pha-xi-ô đã tách khỏi Liên minh Phi-lip-pin, thành lập “Liên hiệp những người con yêu quá của nhân dân”.

- Ngày 28-8-1896, Bô-ni-pha-xi-ô phát lệnh khởi nghĩa với khẩu hiệu “Chiến thắng hay là chết” và được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt.

- Phong trào kháng chiến lan rộng, đã giải phóng được nhiều vùng đất, chính quyền nhân dân được thiết lập, tiến hành chia ruộng đất cho nông dân và tiến tới thành lập nền cộng hòa.

- Sau đó, Bô-ni-pha-xi-ô bị sát hại, KATIPUNAN tan rã (1897). Cách mạng kết thúc.

* Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa năm 1896 ở Phi-lip-pin được coi là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản, chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Phi-lip-pin trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 21 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ đối với Phi-lip-pin như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 21 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Âm mưu: Mở rộng xâm lược, bành trướng sang bờ Tây Thái Bình Dương, giành quyền đô hộ Phi-lip-pin từ Tây Ban Nha.

* Thủ đoạn:

- Tháng 4-1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha dưới danh nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân Phi-líp-pin.

- Tháng 6-1898, Mĩ dựng A-ghi-nan-đô lên làm Tổng thống nước Cộng hòa Phi-líp-pin.

- Sau khi Tây Ban Nha thua trận, quân Mĩ đổ bộ chiếm Ma-ni-la và nhiều nơi trên quần đảo. Nghĩa quân Phi-líp-pin chuyển sang đấu tranh chống Mĩ xâm lược.

- Cuộc kháng chiến của nhân dân Phi-líp-pin chống Mĩ diễn ra trong tình trạng không cân sức, kéo dài đến năm 1902 thì bị dập tắt. Từ đây, Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mĩ.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 23 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống Thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 22, 23 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra sôi nổi trong cả nước:

- Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861-1892):

+ Bất bình về thái độ nhu nhược của triều đình, Si-vô-tha đã tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, tấn công thẳng vào quân Pháp ở cố đô U-đông và Phnôm-Pênh, mở rộng địa bàn hoạt động.

+ Tháng 10-1892, Si-vô-tha qua đời vì bệnh nặng. Sau đó, phong trào suy yếu dần và tan rã.

- Cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863-1866):

+ Ban đầu, A-cha Xoa tham gia phong trào của Si-vô-tha. Do phong trào này bị đàn áp, ông và nhiều nghĩa quân phải lánh sang Việt Nam, ở vùng Châu Đốc, Tịnh Biên. Nhân dân Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ A-cha-xoa chống Pháp.

+ Từ vùng núi Thất Sơn, A-cha Xoa lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp tấn công quân Pháp ở Cam-pu-chia. Năm 1864, có lần nghĩa quân đã chiếm được tỉnh Cam-pốt và áp sát Phnôm-Pênh. Hoạt động của nghĩa quân trong các năm 1864-1865 càng mạnh mẽ.

+ Ngày 19-3-1866, do bị thương mạn-h, A-cha Xoa bị Pháp bắt, cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866-1867):

+ Năm 1866, Pu-côm-bô phát động cuộc khởi nghĩa và lập căn cứ ở Tây Ninh.

+ Nghĩa quân đã liên minh chiến đấu chặt chẽ người dân tộc ở Việt Nam. Khi lực lượng mạnh, Pu-côm-bô tiến quân về nước kiểm soát Pa-man, tấn công U-đông (17-12-1866).

+ Ngày 3-12-1867, Pu-côm-bô hy sinh, cuộc khởi nghĩa thất bại.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 23 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Nhân dân 2 nước Việt Nam và Cam-pu-chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa và Pu-côm-bô?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 22, 23 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Trong cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863-1866):

- Khi phong trào Si-vô-tha bị đàn áp, A-cha Xoa và nghĩa quân đã nhiều lần lánh sáng Việt Nam. Nhân dân Việt Nam ở vùng Châu Đốc, Tịnh Biên đã sẵn sàng giúp đỡ.

- Từ vùng núi Thất Sơn, A-cha Xoa lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp tấn công quân Pháp ở Cam-pu-chia. Biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia trở thành vùng căn cứ cho cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa.

* Cuộc khởi nghĩa của Phu-côm-bô (1866-1867):

- Năm 1866, Pu-côm-bô phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Nghĩa quân gồm người Khơ-me, người Chăm, người X tiêng, người Kinh, Trương Quyền (con Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp.

- Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 24 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 23, 24 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX:

- Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc (1901-1903). Phong trào phát triển nhanh chóng, giải phóng Xa-van-na-khét, mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Lào - Việt.

- Cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo, Com-ma-đam chỉ huy (1901-1937), diễn ra trên cao nguyên Bô-lô-ven.

- Khởi nghĩa của Châu Pa-chay (1918-1922), diễn ra ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.

⟹ Các cuộc khởi nghĩa trên đều diễn ra rất sôi nổi và quyết liệt, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc, song kết quả đều thất bại.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 25 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Trình bày các biện pháp cải cách của Ra-ma V.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 24, 25 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Các biện pháp cải cách của Ra-ma V:

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp: giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.

- Công thương nghiệp:

+ Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo, nhà máy cưa, mở hiệu buôn và ngân hàng.

+ Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh.

* Về chính trị:

- Vua vẫn là người có quyền lực tối cao.

- Bên cạnh vua có Hội đồng Nhà nước, đóng vai trò là cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp, hoạt động gần như một nghị viện.

- Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng Chính phủ, gồm 12 bộ trưởng, do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm.

- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.

* Về xã hội: xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.

* Về đối ngoại: Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

- Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

- Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.

- Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 25 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Những cải cách của Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 25, suy luận để trả lời.

Lời giải chi tiết

Những cải cách của Ra-ma V có ý nghĩa:

- Đưa nền kinh tế của Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, ổn định tình hình chính trị - xã hội, xây dựng được quân đội vững mạnh.

- Giúp Xiêm giữ vững chủ quyền đất nước, thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa như các nước khác. Mặc dù còn phải chịu nhiều lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào Anh, Pháp.

Giải bài tập 1 trang 26 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức cả bài để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Từ cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.

- Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây (trừ Xiêm).

- Sự xâm lược và đô hộ của các nước thực dân phương Tây đã gây nên những chuyển biến lớn trong xã hội, các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội ở các nước Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ.

Giải bài tập 2 trang 26 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức cả bài để đưa ra nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết

Nhận xét về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

- Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

Giải bài tập 3 trang 26 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 24, 25 để lí giải.

Lời giải chi tiết

Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":

+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.

+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

Soạn sử 11 tổng hợp gồm các bài trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài và giải các bài tập trong sách giáo khoa lịch sử 11, các bài giải sử 11 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap