Tập hợp phần tử của tập hợp toán lớp 6 bài 1 giải bài tập chi tiết do đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm dạy môn toán biên soạn nhằm giúp các em tìm hiểu tập hợp là gì? phần tử của tập hợp có dạng như thế nào? và hướng dẫn giải bài tập SGK toán 6 bài 1 Tập hợp phần tử của tập hợp để các em hiểu rõ hơn.
Tập hợp phần tử của tập hợp toán lớp 6 bài 1 giải bài tập chi tiết thuộc: Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập tập hợp phần tử của tập hợp toán lớp 6 bài 1SGK
Trả lời câu hỏi Bài 1 trang 6 Toán 6 Tập 1. Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7
Đề bài
Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7 rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông: ( 2 ,square, D); (10 , square ,D)
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Liệt kê các phần tử thuộc tập hợp D sau đó xét xem 2 và 10 có thuộc D hay không rồi điền kí hiệu.
Lời giải chi tiết
Tập hợp D = { 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 }
Điền kí hiệu thích hợp: (2 in D;,,10 notin D).
Trả lời câu hỏi 2 Bài 1 trang 6 Toán 6 Tập 1. Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.
Đề bài
Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.
Liệt kê các chữ cái, mỗi chữ cái được liệt kê 1 lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
Lời giải chi tiết
Các chữ cái trong từ “ NHA TRANG” gồm N, H, A, T, R, A, N, G
Trong các chữ cái trên, chữ N được xuất hiện 2 lần, chữ A cũng được xuất hiện 2 lần, nhưng ta chỉ viết mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái
Trả lời câu hỏi 2 Bài 1 trang 6 Toán 6 Tập 1. Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.
Đề bài
Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.
Lời giải chi tiết
Các chữ cái trong từ “ NHA TRANG” gồm N, H, A, T, R, A, N, G
Trong các chữ cái trên, chữ N được xuất hiện 2 lần, chữ A cũng được xuất hiện 2 lần, nhưng ta chỉ viết mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái
Hướng dẫn giải bài tập SGK toán lớp 6 bài 1 tập hợp phần tử của tập hợp
Giải bài 1 trang 6 SGK Toán 6 tập 1. Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
Đề bài
Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
12 ◻ A 16 ◻ A
Lời giải chi tiết
Vì phần tử của A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 nên A={9;10;11;12;13}.
Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử A={x∈N∣8<x<14}
Nhận thấy: 12 là phần tử của tập hợp A, 16 không phải phần tử của tập hợp A.
Khi đó ta có: 12∈A; 16∉A.
Giải bài 2 trang 6 SGK Toán 6 tập 1. Viết tập hợp các chữ cái trong từ "TOÁN HỌC".
Đề bài
Viết tập hợp các chữ cái trong từ "TOÁN HỌC".
Lời giải chi tiết
Các chữ cái trong từ "TOÁN HỌC" gồm: T, O, A, N, H, O, C.
Khi đó, tập hợp các chữ cái trong từ TOÁN HỌC là: {T; O; A; N; H; C}
Chú ý: Ta nhận thấy có 2 chữ O nhưng ta không viết chữ O hai lần vì khi viết tập hợp ta chỉ liệt kê mỗi phần tử 1 lần (theo chú ý thứ 2 SGK trang 5: Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.).
Giải bài 3 trang 6 SGK Toán 6 tập 1. Cho hai tập hợp:
Đề bài
Cho hai tập hợp:
A = {a, b} ; B = {b, x, y}.
Điển kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
x ◻ A ; y ◻ B ; b ◻ A ; b ◻ B.
Lời giải chi tiết
A = {a, b} suy ra tập A có 2 phần tử là: a, b
B = {b, x, y} suy ra tập B có 3 phần tử là: b, x, y
Ta điền như sau:
x ∉ A (Vì tập A có 2 phần tử là: a, b. Do đó x không thuộc tập A)
y ∈ B (Vì y là 1 phần tử của tập B)
b ∈ A (Vì b là 1 phần tử của tập A)
b ∈ B (Vì b là 1 phần tử của tập b
Đề bài
Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.
Lời giải chi tiết
- Hình 3 : Nhận thấy tập hợp A bao gồm các phần tử 15 và 26.
Do đó ta viết A = {15; 26}.
- Hình 4: Nhận thấy tập hợp B bao gồm các phần tử 1; a và b.
Do đó ta viết B ={1; a ; b}
- Hình 5: Nhận thấy tập hợp M chỉ có bút.
Do đó ta viết M = {bút}
Tập hợp H bao gồm bút, sách, vở.
Do đó ta viết H = {bút, sách, vở}.
Vậy A = {15; 26}, B = {1; a; b}, M = {bút}, H = {bút, sách, vở}.
Giải bài 5 trang 6 SGK Toán 6 tập 1. Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
LG a
Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
Phương pháp giải:
Mỗi quý gồm có 3 tháng:
Quý 1: gồm tháng 1, tháng 2, tháng 3
Quý 2: gồm tháng 4, tháng 5, tháng 6
Quý 3: gồm tháng 7, tháng 8, tháng 9
Quý 4: gồm tháng 10, tháng 11, tháng 12
Lời giải chi tiết:
Vì mỗi quý có 3 tháng nên tập hợp A các tháng của quý hai trong năm là:
A = {tháng 4, tháng 5, tháng 6}
LG b
Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.
Phương pháp giải:
Hướng dẫn: Các em hãy viết các tháng trong năm theo thứ tự từ tháng giêng đến tháng 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Mỗi tháng còn lại đều gồm 30 hoặc 31 ngày. Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. Xen giữa hai tháng 31 ngày là một tháng có ít hơn 31 ngày.
Lời giải chi tiết:
B = {tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11}.
Tập hợp phần tử của tập hợp toán lớp 6 bài 1 giải bài tập chi tiết được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk toán lớp 6 mới. Được Soanbaitap.com đăng trong chuyên mục giải toán 6 giúp các em tiện tra cứu và tham khảo để học tốt môn toán 6. Nếu thấy hay hãy comment và chia sẻ để nhiều bạn khác cùng học tập.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét