Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố - soanbaitap.com

Phân tích một số ra thừa số nguyên tố giải toán 6 bài 15 chi tiết do đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm dạy môn toán biên soạn nhằm giúp các em tìm hiểu Phân tích một số ra thừa số nguyên tố sẽ như thế nào? và hướng dẫn giải bài tập SGK toán 6 bài 15 phân tích một số ra thừa số nguyên tố để các em hiểu rõ hơn.

Phân tích một số ra thừa số nguyên tố giải toán 6 bài 15 chi tiết thuộc: Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK bài 15 phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Trả lời câu hỏi Bài 15 trang 50 Toán 6 Tập 1 . Phân tích số 420 ra thừa số nguyên tố

Đề bài: Phân tích số 420 ra thừa số nguyên tố

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng cách phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố

  • Lời giải chi tiết

Ta có :

Do đó (420 = 2 . 2 . 5 . 3 . 7 =2^2.3.5.7)

Hướng dẫn giải bài tập toán 6 bài 15 Phân tích một số ra thừa số nguyên tố giải

Giải bài 125 trang 50 SGK Toán 6 tập 1. Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố:

Đề bài: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố:
a) 60                      b) 84;                    c) 285;
d) 1035;                 e) 400;                  g) 1000000.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.

  • Lời giải chi tiết

a)

Vậy: 60=22.3.5

Cách khác:

60=2.30=2.2.15=2.2.3.5=22.3.5

b)

Vậy: 84=22.3.7

Cách khác:

84=2.42=2.2.21=2.2.3.7=22.3.7

c)

Vậy: 285=3.5.19

Cách khác:

285=3.95=3.5.19

d)

Vậy: 1035=32.5.23

Cách khác:

1035=3.345=3.3.115=3.3.5.23=32.5.23

e)

Vậy: 400=24.52;

Cách khác:

400=202=(4.5)2=(2.2.5)2=(22.5)2=24.52

g) 1000000=26.56.

Vì 1000000=10.10.10.10.10.10

=2.5.2.5.2.5.2.5.2.5.2.5

Nên 1000000=2.5.2.5.2.5.2.5.2.5.2.5=26.56

Cách khác: 

Giải bài 126 trang 50 SGK Toán 6 tập 1. An phân tích các số 120, 306, 567 ra thừa số nguyên tố như sau...

Đề bài: An phân tích các số 120,306,567 ra thừa số nguyên tố như sau:

120=2.3.4.5;

306=2.3.51;

567=92.7.

An làm như trên có đúng không ? Hãy sửa lại trong trường hợp An làm không đúng.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

  • Lời giải chi tiết

An làm không đúng vì chưa phân tích hết ra thừa số nguyên tố. Chẳng hạn: 4,51,9 không phải là các số nguyên tố.

Ta phải phân tích lại như sau:

120=2.3.4.5=2.3.(2.2).5=23.3.5

306=2.3.51=2.3.(3.17)=2.32.17

Giải bài 127 trang 50 SGK Toán 6 tập 1. Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số đó chia hết cho

Đề bài: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số đó chia hết cho các số nguyên tố nào ?

a) 225;                    b) 1800;

c) 1050;                  d) 3060.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích từng số ra thừa số nguyên tố sau đó ta tìm được các ước của nó

  • Lời giải chi tiết

a)

225=32.52 chia hết cho 3 và 5;

b)

1800=23.32.52 chia hết cho 2;3;5;

c)

1050=2.3.52.7 chia hết cho 2;3;5;7;

d)

3060=22.32.5.17 chia hết cho 2;3;5;17.

Giải bài 128 trang 50 SGK Toán 6 tập 1. Cho số a =

Đề bài: Cho số a=23.52.11. Mỗi số 4,8,16,11,20 có là ước của a hay không ?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu a chia hết cho b thì b là ước của a.

  • Lời giải chi tiết

Ta có: a=23.52.11

Khi đó:

4 là một ước của a vì 4 là một ước của 23=8;

8=23 là một ước của a;

16=24 không phải là ước của a (vì a chia hết cho lũy thừa cao nhất của 2 là 23=8)

11 là một ước của a;

20 cũng là ước của a vì a=23.52.11=2.2.2.5.5.11

Giải bài 129 trang 50 SGK Toán 6 tập 1. Cho số a = 5 . 13. Hãy viết tất cả các ước của a.

Đề bài

a) Cho số a=5.13. Hãy viết tất cả các ước của a.

b) Cho số b=25. Hãy viết tất cả các ước của b.

c) Cho số c=32.7. Hãy viết tất cả các ước của c.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.

  • Lời giải chi tiết

a) a có các ước là 1,5,13,5.13=65

b) Các ước của 25 là 1,2,22,23,24,25 hay 1,2,4,8,16,32

c) Các ước của 32.7 là 1,3,7,32,3.7,32.7 hay 1,3,7,9,21,63.

Giải bài 130 trang 50 SGK Toán 6 tập 1. Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của mỗi số:

Đề bài: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của mỗi số:

51;  75;   42;   30.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Bước 1: phân tích từng số ra thừa số nguyên tố theo cột dọc.

+) Bước 2: Dựa vào kết quả ta tìm được các ước của mỗi số đó.

  • Lời giải chi tiết

+) Phân tích số 51 ra thừa số nguyên tố:

Vậy: 51=3.17Ư(51)={1;3;17;51}

+) Phân tích số 75 ra thừa số nguyên tố:

Vậy: 75=3.52;Ư(75)={1;3;5;15;25;75}

+) Phân tích số 42 ra thừa số nguyên tố:

Vậy: 42=2.3.7;Ư(42)={1;2;3;7;6;14;21;42}

+) Phân tích số 30 ra thừa số nguyên tố:

Vậy: 

Giải bài 131 trang 50 SGK Toán 6 tập 1. Tích của hai số tự nhiên bằng 42. Tìm mỗi số

Đề bài

a) Tích của hai số tự nhiên bằng 42. Tìm mỗi số.

b) Tích của hai số tự nhiên a và b bằng 30. Tìm a và b, biết rằng a<b.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta phân tích số 42 và 30 ra thừa số nguyên tố, tìm ước của mỗi số. Từ đó ta tìm đước các cặp số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

  • Lời giải chi tiết

a) Giả sử hai số tự nhiên cần tìm là a,b

Theo giả thiết tích của hai số tự nhiên bằng 42 nên ta có: 42=a.b.

Điều này có nghĩa là a và b là ước của 42. (Ở bài toán này vai trò của a và b tương đương nhau)

Ước của 42 là: 1;2;3;6;7;14;21;42

+) Nếu a=1 thì b=42.

+) Nếu a=2 thì b=21.

+) Nếu a=3 thì b=14.

+) Nếu a=6 thì b=7.

+) Nếu a=42 thì b=1.

+) Nếu a=21 thì b=2.

+) Nếu a=14 thì b=3.

+) Nếu a=7 thì b=6.

Vậy các cặp số tự nhiên có tích bằng 42 là: 1 và 42;  2 và 21;  3 và 14;  6 và 7.

b) Theo giả thiết tích của hai số tự nhiên a và b bằng 30 nên ta có: 30=a.b.

Điều này có nghĩa là a và b là ước của 30; và a<b

Ước của 30 là: 1;2;3;5;6;10;15;30

Do a<b nên ta có:

+) a=1,b=30;

+) a=2,b=15;

+) a=3,b=10;

+) a=5,b=6.

Cách khác câu a:

Ta có: 42=2.3.7

Do đó ta có thể viết:

42=(2.3).7=6.7

42=(2.7).3=14.3

42=(3.7).2=21.2

Giải bài 132 trang 50 SGK Toán 6 tập 1. Tâm có 28 viên bi. Tâm muốn xếp số bi đó vào tứi sao cho số bi

Đề bài: Tâm có 28 viên bi. Tâm muốn xếp số bi đó vào túi sao cho số bi ở các túi đều bằng nhau. Hỏi Tâm có thể xếp 28 viên bi đó vào mấy túi ? (kể cả trường hợp xếp vào một túi).

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bài toán thực chất là ta đi tìm ước của 28 là ra được số túi cần tìm

  • Lời giải chi tiết

Vì số bi ở các túi bằng nhau nên số túi phải là ước của 28

Ta có 28=22.7.

Suy ra tập hợp các ước của 28 là {1;2;4;7;14;28}.

Vậy số túi có thể là: 1,2,4,7,14,28.

(Giải thích: ví dụ có 3 túi thì 28 viên bi chia đều cho 3 túi đó mỗi túi có 9 viên bi và thừa 1 không cho được vào túi nào, nếu cho vào bất kì túi nào thì số bi trong các túi đều không bằng nhau. Do đó để số bi trong mỗi túi bằng nhau thì 28 chia hết cho tổng số túi, hay số túi là ước của 28).

Giải bài 133 trang 51 SGK Toán 6 tập 1. Phân tích số 111 ra thừa số nguyên tố rồi

Đề bài

a) Phân tích số 111 ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của 111.

b) Thay dấu * bởi chữ số thích hợp:

∗∗¯.∗=111.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích số 111 ra thừa số nguyên tố bằng cột dọc rồi ta tìm được ước của 111.

  • Lời giải chi tiết

a) Ta có:

Nên 111=3.37.

Tập hợp Ư(111)={1;3;37;111}.

b) Từ ∗∗¯.∗=111 ta suy ra ∗∗¯ và   đều là ước của 111

Mà ước có 2 chữ số của 111 chỉ có 37.

Do đó ∗∗¯=37, suy ra ∗=3

Vậy ta có: 37.3=111.

Phân tích một số ra thừa số nguyên tố giải toán 6 bài 15 chi tiết được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk toán lớp 6 mới. Được Soanbaitap.com đăng trong chuyên mục giải toán 6 giúp các em tiện tra cứu và tham khảo để học tốt môn toán 6. Nếu thấy hay hãy comment và chia sẻ để nhiều bạn khác cùng học tập.



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét