Soạn bài Bánh chưng Bánh giầy ngắn gọn nhất được biên soạn từ quý thầy, cô giáo bộ môn ngữ văn uy tín trên cả nước, đảm bảo chính xác, ngắn gọn, súc tích giúp các em dễ hiểu, dễ nắm được cấu trúc một bài soạn văn hay.
Soạn bài Bánh chưng Bánh giầy ngắn gọn nhất thuộc: Bài 1 SGK Ngữ Văn 6
I. Hướng dẫn soạn bài Bánh chưng Bánh giầy
Trả lời câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
- Hoàn cảnh vua Hùng chọn người nối ngôi: giặc ngoài đã yên và vua đã già.
- Ý định của vua Hùng: người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức chọn người nối ngôi: “Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám”
⟹ Đây là một câu đố đử thử tài các lang làm sao có thể dâng lễ vật vừa ý vua cha.
Trả lời câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
-Lang Liêu là người con thiệt thòi nhất, nghèo và chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, khoai.
- Chàng hiểu được ý thần lấy nguyên liệu sẵn có của nhà nông để làm ra hai loại bán.
Trả lời câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
- Lang Liêu là người biết quý trọng hạt gạo, biết dùng những thứ so bàn tay mình làm ra để lễ Tiên vương.
- Nguyên liệu làm ra thứ bánh đó ai cũng có thể kiếm và tự tay mình trồng ra được. Hơn nữa, việc gói hai thứ bánh ấy lại rất dễ làm nên bất kể người giàu hay người nghèo đều có thể làm hai thứ bánh ngon này dâng lên lễ Tổ tiên để thể hiện tấm lòng của mình.
Trả lời câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”?
- Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy đồng thời tái hiện hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước.
- Truyện còn phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.
II. Luyện tập bài Bánh chưng Bánh giầy ngữ văn 6
Trả lời câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?
- Đề cao nghề làm nông có từ thời xa xưa.
- Một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và cũng là phong tục cổ truyền của nước ta.
- Giúp cho con cháu nhớ về tổ tiên và thể hiện lòng kính trọng với người sinh thành và nuôi dưỡng mình.
Trả lời câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
Em thích nhất chi tiết Lang Liêu gặp được thần bởi vì:
- Chi tiết rất truyền thuyết và cổ tích làm cho câu chuyện có phần lý thú.
- Thần sẽ giúp những người có hoàn cảnh éo le hơn những người khác, người đó phải có tài, tâm và đức.
- Người được thần giúp phải hiểu được ý thần bởi thần ở đây chính là đại diện cho nhân dân.
III. Bố cục, Nội dung bài Bánh chưng Bánh giầy
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “chứng giám”): Vua chọn người nối ngôi.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “nặn hình tròn”): Cuộc đua tài.
- Đoạn 3 (Còn lại): Kết quả thi tài.
Nội dung:
Suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc dựng xây đất nước.
Soạn bài Bánh chưng Bánh giầy ngắn gọn nhất được đăng ở chuyên mục soạn văn 6 và biên soạn theo sách ngữ văn lớp 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Ngữ Văn tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét