Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Bài 13. Môi trường truyền âm - soanbaitap.com

Môi trường truyền âm giải bài tập vật lý 7 bài 13 là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn vật lý. Đảm bào chính xác, súc tích và dễ hiểu giúp các em nắm được kiến thức trọng tâm trong bài 13 Môi trường truyền âm và vận dụng giải các bài tập SGK vật lý 7 bài 13.

Môi trường truyền âm giải bài tập vật lý 7 bài 13 thuộc: Chương 2: Âm học

Hướng dẫn giải bài tập vật lý 7 bài 13 Môi trường truyền âm

Giải bài C1 trang 37 SGK Vật lí 7. Có hiện tượng gì xảy ra

Đề bài

Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả cầu bấc treo gần trống 2 ? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì ?

Hiện tượng xảy ra đối với quả cầu bấc treo gần trống 2: Quả cầu bấc rung động và lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

Hiện tượng đó chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.

Giải bài C2 trang 37 SGK Vật lí 7. So sánh biên độ dao

Đề bài

So sánh biên độ dao động của hai quả cầu bấc. Từ đó rút ra kết luận về độ to của âm trong khi lan truyền.

Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

Biên độ dao động của quả cầu bấc (1) lớn hơn biên độ dao động của quả cầu bấc (2).

Kết luận: Độ to của âm giảm dần khi lan truyền đi xa.

Giải bài C3 trang 37 SGK Vật lí 7. Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường

Đề bài

Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường nào khi nghe thấy tiếng gõ ?

Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường chất rắn khi nghe thấy tiếng gõ.

Giải bài C4 trang 38 SGK Vật lí 7. Âm truyền đến tai qua những môi trường nào?

Đề bài

Âm truyền đến tai qua những môi trường nào ?

Vì nguồn âm đặt trong cốc chứa không khí và bịt kín miệng cốc bằng một miếng nilông, cốc được đặt trong chất lỏng (nước)

→ Âm phát ra từ nguồn âm truyền trong không khí trong cốc, truyền sang nước rồi truyền qua không khí ngoài hồ nước đến tai.

Giải bài C5 trang 38 SGK Vật lí 7. Kết quả thí nghiệm trên đây chứng tỏ điều gì?

Đề bài

Kết quả thí nghiệm trên đây chứng tỏ điều gì ?

Kết luận

- Âm có thể truyền qua những môi trường như ..... và không thể truyền qua .....

- Ở các vị trí càng ..... nguồn âm thì âm nghe được càng .....

Kết quả thí nghiệm trên đây chứng tỏ âm không truyền được trong chân không.

Kết luận:

Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.

Ở các vị trí càng gần (xa) nguồn âm thì âm nghe càng to (nhỏ).

Giải bài C6 trang 39 SGK Vật lí 7. Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép?

Đề bài

Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép ?

Ở 200C :

+ Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s

+ Vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s

+ Vận tốc truyền âm trong thép là 6100m/s

=> Vận tốc truyền âm trong không khí < vận tốc truyền âm trong nước < vận tốc truyền âm trong thép.

Giải bài C7 trang 39 SGK Vật lí 7. Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường

Đề bài

Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường nào ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.

Chân không không thể truyền được âm.

Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường truyền âm xung quanh tai (như tai có thể đặt trong không khí, trong nước, hay áp tai vào vật rắn).

Giải bài C8 trang 39 SGK Vật lí 7. Hãy nêu ví dụ chứng tỏ rằng âm có thể truyền trong môi trường lỏng?

Đề bài

Hãy nêu thí dụ chứng tỏ âm có thể truyền trong môi trường lỏng ?

- Khi chúng ta bơi dưới nước, chúng ta có thể nghe được tiếng sùng sục của bong bóng nước. Như vậy âm có thể truyền qua chất lỏng.

- Người nuôi cá chỉ cần vỗ tay để tạo ra âm thanh quen thuộc đàn cá sẽ bơi đến. Đó là cá có thể nghe được âm thanh do người vỗ tay phát ra truyền qua không khí, qua nước và bơi lại gần.

- Khi đánh cá, ngư dân thường chèo thuyền đi xung quanh lưới và gõ vào mạn thuyền để dồn cá vào lưới. Điều đó chứng tỏ nước đã truyền tiếng động đến tai cá.

Giải bài C9 trang 39 SGK Vật lí 7. Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa

Đề bài

Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài.

"Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao ?"

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.

- Chân không không thể truyền được âm.

- Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

Vì mặt đất (chất rắn) truyền âm thanh nhanh hơn không khí (vận tốc của âm thanh trong không khí nhỏ hơn trong chất rắn) nên khi áp tai xuống đất ta có thể nghe được tiếng vó ngựa ở khoảng cách xa mà tai đặt trong không khí có thể không nghe được.

Giải bài C10 trang 39 SGK Vật lí 7. Khi ở ngoài khoảng không

Đề bài

Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ trên mặt đất được không ? Tại sao ?

Chân không không thể truyền được âm.

Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ trên mặt đất vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ. Âm thanh không thể truyền qua chân không để đến tai nhà du hành vũ trụ.

Môi trường truyền âm giải bài tập vật lý 7 bài 13 được biên soạn bám sát nội dung kiến thức SGK vật lý lớp 7 chương trình mới. Được Soanbaitap.com biên tập và đăng trong chuyên mục giải bài tập vật lý 7 giúp các bạn học sinh tiện tham khảo để học tốt môn vật lý 7. Nếu thấy hay hãy comment để các bạn khác cùng học tập.



#soanbaitap Social https://ift.tt/2S06Bff

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét