Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt - soanbaitap.com

Soạn bài Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt được biên soạn từ quý thầy, cô giáo bộ môn ngữ văn uy tín trên cả nước, đảm bảo chính xác, ngắn gọn, súc tích giúp các em dễ hiểu, dễ soạn bài Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt.

Soạn bài Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt thuộc: Bài 1 SGK Ngữ Văn 6

I. Tìm hiểu chung về giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt:

Trả lời câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Văn bản và mục đích giao tiếp:

a. Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì em có thể dùng ngôn ngữ nói và viết.

b. Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải lập văn bản (viết hoặc nói) trong đó phải thể hiện được rõ chủ đề mình cần viết hoặc nói tới. Ngoài ra cần biết vận dụng thêm các phương thức biểu đạt phù hợp để đạt được mục đích giao tiếp.

c. “Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”.

- Câu ca dao sáng tác ra để khuyên nhủ mọi người hãy biết giữ vững ý chí, lập trường của mình trong cuộc sống.

- Hai câu 6 – 8 liên kết với nhau bằng cách hiệp vần (bền – nền).

- Câu ca dao này đã biểu đạt trọn vẹn ý nên được coi là một văn bản.

d. Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học mới là một văn bản bởi nó có chủ đề thống nhất, các từ ngữ được gắn kết với nhau một cách mạc lạc. Đây gọi là văn bản nói.

đ. Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân là một văn bản.

e. Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, thiếp mời đám cưới… đều là văn bản.

Những văn bản em biết: giấy họp phụ huynh, tờ rơi, thông báo của nhà trường…

Trả lời câu 2 (trang 16 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:

TT Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp Ví dụ
1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy,…
2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người Tả người, tả cảnh sinh hoạt,…
3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc Thơ trữ tình, ca dao,…
4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận Tục ngữ,…
5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất; phương pháp Bài giới thiệu danh lam thắng cảnh,…
6 Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người. Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời,...

Trả lời bài tập (trang 17 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố (Hành chính - công vụ)

- Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá (Tự sự )

- Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu (Miêu tả)

- Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội (Thuyết minh)

- Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá (Biểu cảm)

- Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người. (Nghị luận)

II. Luyện tập giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt

Trả lời câu 1 (trang 17 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?

a. Phương thức tự sự - kể chuyện: vì có người, có việc, diễn biến của sự việc.

b. Phương thức miêu tả: tả cảnh thiên nhiên đêm trăng trên sông.

c. Phương thức nghị luận: bàn luận về vấn đề làm cho đất nước giàu mạnh.

d. Phương thức biểu cảm: thể hiện sự tự tin và xinh đẹp của cô gái.

e. Phương thức thuyết minh: giới thiệu hướng quay của địa cầu.

Trả lời câu 2 (trang 18 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản tự sự vì cả truyện đều kể việc, kể người và lời nói, hành động đều theo một diễn biến nhất định.

Soạn bài Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt được đăng ở chuyên mục soạn văn 6 và biên soạn theo sách ngữ văn lớp 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Ngữ Văn tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét