Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Bài 3. Đường thẳng đi qua hai điểm - soanbaitap.com

Đường thẳng đi qua hai điểm hình học 6 được biên soạn từ đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn toán trên toàn quốc đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em nắm chắc kiến thức trong Bài 3. Đường thẳng đi qua hai điểm và hướng dẫn giải bài tập sgk để các em hiểu rõ hơn.

Đường thẳng đi qua hai điểm hình học 6 thuộc: Chương 1: Đoạn thẳng

I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi sgk bài 3 đường thẳng đi qua hai điểm

Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 108 Toán 6 Tập 1.

Đề bài: Nếu đường thẳng chứa ba điểm A, B, C thì gọi tên đường thẳng đó như thế nào (h.18) ?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dùng hai chữ cái in hoa để đặt tên đường thẳng.

  • Lời giải chi tiết

Ta lấy tên hai điểm một để gọi tên đường thẳng đó: đường thẳng AB; đường thẳng BA; đường thẳng BC; đường thẳng CB; đường thẳng AC; đường thẳng CA.

II. Hướng dẫn giải bài tập sgk bài 3 đường thẳng đi qua hai điểm

Giải bài 15 trang 109 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: Quan sát  hình 21 và cho biết những nhận xét sau đúng hay sai:

a,  Có nhiều đường “Không thẳng”  đi qua hai điểm A và B.

b, Chỉ có một đường thẳng đi qua 2 điểm A và B.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

  • Lời giải chi tiết

a) Đúng. Hai đường "không thẳng" chính là hai đường cong như trên hình.

b) Đúng. Đó chính là đường thẳng AB.

Giải bài 16 trang 109 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: a, Tại sao không nói:” Hai điểm thẳng hàng”?

b, Cho ba điểm A, B, C trên trang giấy và một thước thẳng (không chia khoảng). Phải kiểm tra thế nào để biết 3 điểm đó có thẳng hàng hay không?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Có một và chỉ một đường thẳng qua hai điểm A và B.

+ Nếu A, B, C thẳng hàng nếu chúng cùng nằm trên một đường thẳng.

  • Lời giải chi tiết

a, Qua hai điểm bao giờ cũng có một đường thẳng nên ta không nói hai điểm thẳng hàng.

Ví dụ hình vẽ sau:

b, Để biết ba điểm A, B, C có thẳng hàng hay không ta đặt cạnh thước đi qua hai điểm, chẳng hạn điểm A và điểm B. Nếu điểm C nằm trên cạnh thước thì ba điểm đó thẳng hàng, nếu điểm C không nằm trên cạnh thước thì ba điểm đó không thẳng hàng.

Giải bài 17 trang 109 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: Lấy 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đường  thẳng đi qua các cặp điểm. Có tất cả bao nhiêu đường  thẳng? Đó là những đường thẳng nào?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

  • Lời giải chi tiết

Vì qua hai điểm ta vẽ được một đường thẳng nên ta vẽ được các đường thẳng : AB,AC,AD,BC,BD,CD.

Có tất cả 6 đường thẳng.

Chú ý:

Đường thẳng BA và đường thẳng AB trùng nhau nên chỉ tính một lần, tương tự với AC, AD, BD...

Do đó nếu ta liệt kê các đường thẳng : AB, AC, AD, BA, BC, BD, CA, CB, CD, DA, DB, DC và kết luận có 12 đường thẳng là sai.

Giải bài 18 trang 109 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: Lấy bốn điểm M,N,P,Q trong đó có 3 điểm M,N,P thẳng hàng và điểm Q nằm ngoài đường thẳng trên. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm? Có bao nhiêu đường thẳng (phân biệt) ? Viết tên những đường thẳng đó.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Qua hai điểm A và B có một và chỉ một đường thẳng.

  • Lời giải chi tiết

- Vì ba điểm M,N,P thẳng hàng nên qua ba điểm này sẽ chỉ có 1 đường thẳng (ta có thể gọi là MN)

-  Xét điểm Q với mỗi điểm M,N,P ta có các đường thẳng QM,QN,QP.

Vậy có 4 đường thẳng là MN,QM,QN,QP.

Chú ý:

Đường thẳng đi qua 3 điểm M,N,P chúng ta có thể gọi là MN,MP hay NP đều được vì chúng đều là 1 đường thẳng.

Giải bài 19 trang 109 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: Vẽ hình 22 vào vở rồi tìm điểm Z trên đường thẳng d1 và tìm điểm T trên đường thẳng d2­ sao cho X,Z,T thẳng hàng và Y,Z,T thẳng hàng.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Có 1 và chỉ 1 đường thẳng qua 2 điểm phân biệt cho trước.

Vẽ đường thẳng XY ta sẽ tìm được hai điểm Z và T.

  • Lời giải chi tiết

Vì X,Z,T thẳng hàng và Y,Z,T thẳng hàng nên cả 4 điểm X,Y,Z,T đều thẳng hàng và cùng nằm trên đường thẳng XY.

Cách vẽ: Vẽ đường thẳng XY cắt đường thẳng d1 tại Z , cắt đường thẳng d2 tại T.

Giải bài 20 trang 109 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:

a, M là giao điểm của hai đường thẳng p và q.

b, Hai đường thẳng m và n cắt nhau tại A, đường thẳng p cắt n tại B cắt m tại C.

c, Đường thẳng MN và đường thẳng PQ cắt nhau tại O.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hai đường thẳng cắt nhau thì có 1 điểm chung. Điểm chung đó là giao điểm của hai đường thẳng.

  • Lời giải chi tiết

a, M là giao điểm của hai đường thẳng p và q.

b, Hai đường thẳng m,n cắt nhau tại A, đường thẳng p cắt n tại B cắt m tại C.

c, Đường thẳng MN và đường thẳng PQ cắt nhau tại O.

 

Giải bài 21 trang 110 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: Xem hình 23 rồi điền vào chỗ trống:

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cách làm bài này là ta đếm số đường thẳng cũng như số giao điểm để điền vào chỗ trống.

  • Lời giải chi tiết

a) 2 đường thẳng 1 giao điểm

b) 3 đường thẳng 3 giao điểm

c) 4 đường thẳng 6 giao điểm

d) 5 đường thẳng 10 giao điểm.

Đường thẳng đi qua hai điểm hình học 6 được đăng ở chuyên mục Giải Toán 6 và biên soạn theo phần toán hình 6 thuộc SKG Toán lớp 6. Bài giải toán lớp 6 được biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy giỏi toán tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập.



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét