Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố - soanbaitap.com

Số nguyên tố Hợp số Bảng số nguyên tố được biên soạn từ đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn toán trên toàn quốc đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em nắm chắc kiến thức trong Bài 14. Số nguyên tố Hợp số Bảng số nguyên tố và hướng dẫn giải bài tập sgk để các em hiểu rõ hơn.

Số nguyên tố Hợp số Bảng số nguyên tố thuộc: Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK bài 14 Số nguyên tố hợp số bảng số nguyên tố

Trả lời câu hỏi Bài 14 trang 46 Toán 6 Tập 1 . Trong các số 7, 8, 9, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số ? Vì sao ?

Đề bài: Trong các số 7, 8, 9, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số ? Vì sao ?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Hợp số là một số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

  • Lời giải chi tiết

- Số 7 là số nguyên tố vì 7 là số tự nhiên lớn hơn 1 và có hai ước là 1 và chính nó

- Số 8 là hợp số vì 8 là số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn hai ước đó là 1; 2; 4; 8

- Số 9 là hợp số vì 9 là số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hai ước là 1; 3; 9

Hướng dẫn giải bài tập SGK toán Số nguyên tố Hợp số Bảng số nguyên tố

Giải bài 115 trang 47 SGK Toán 6 tập 1. Các số sau là số nguyên tố hay hợp tố ?

Đề bài: Các số sau là số nguyên tố hay hợp tố ?312;213;435;417;3311;67.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước.

  • Lời giải chi tiết

+) 312 là một hợp số

Ta thấy 312 là 1 số chẵn nên 312 ít nhất là chia hết cho số 2, tức là 312 có ước là 2 khác với 1 và 312. Nên 312 là một hợp số.

+) 213 là một hợp số.

Giải thích:  tổng các chữ số của 213 là 2+1+3=6 chia hết cho 3 nên 213⋮3, nghĩa là 213 có ước là 3 (khác 1 và 213) do đó nó là hợp số .

+) 435 là một hợp số

Giải thích: 435 có chữ số tận cùng là 5 nên 435  5 nghĩa là 435 có ước là 5 khác 1 và 435 do đó nó là hợp số.

+) 417 là một hợp số.

Giải thích: 417 có tổng các chữ số là 4+1+7=12 chia hết cho 3 nên 417⋮3, nghĩa là 417 có ước là 3, khác 1 và 417 do đó nó là hợp số.

+) 3311 là một hợp số.

Giải thích: 3311=11.301 nên 3311 có ước là 11 và 301. Vậy 3311 là một hợp số.

+) 67 là một số nguyên tố vì nó chỉ có hai ước là 1 và 67.

Giải bài 116 trang 47 SGK Toán 6 tập 1. Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu

Đề bài: Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu  hoặc  vào ô vuông cho đúng:

83  P,                     91  P,

15  N,                    P  N.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

– Các kí hiệu:

∈ (thuộc): a ∈ A nếu a là phần tử của tập hợp A.

∉ (không thuộc): a ∉ A nếu a không phải phần tử của tập hợp A.

A ⊂ B (A là tập con của B) nếu mọi phần tử của A đều là phần tử của tập B.

  • Lời giải chi tiết

83∈P, (vì 83 chỉ có hai ước là 1 và chính nó)

91  P, (vì 91 có các ước 1,7,13,91 do đó nó không phải số nguyên tố)                 15∈N,

P⊂N (dựa vào định nghĩa số nguyên tố là số tự nhiên chỉ có hai ước là 1 và chính nó).

Giải bài 116 trang 47 SGK Toán 6 tập 1. Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu

Đề bài: Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu  hoặc  vào ô vuông cho đúng:

83  P,                     91  P,

15  N,                    P  N.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

– Các kí hiệu:

∈ (thuộc): a ∈ A nếu a là phần tử của tập hợp A.

∉ (không thuộc): a ∉ A nếu a không phải phần tử của tập hợp A.

A ⊂ B (A là tập con của B) nếu mọi phần tử của A đều là phần tử của tập B.

  • Lời giải chi tiết

83∈P, (vì 83 chỉ có hai ước là 1 và chính nó)

91  P, (vì 91 có các ước 1,7,13,91 do đó nó không phải số nguyên tố)

15∈N,

P⊂N (dựa vào định nghĩa số nguyên tố là số tự nhiên chỉ có hai ước là 1 và chính nó).

Giải bài 117 trang 47 SGK Toán 6 tập 1. Dùng bảng số nguyên tố ở cuối sách

Đề bài: Dùng bảng số nguyên tố ở cuối sách, tìm các số nguyên tố trong các số sau:

117;          131;         313;          469;          647.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nhìn vào bảng nguyên tố trong sách giáo khoa trang 128 ta tìm được các số có mặt trong bảng đó chính là số nguyên tố, số không có mặt trong bảng đó thì không phải là số nguyên tố.

  • Lời giải chi tiết

Từ bảng số nguyên tố ta thấy trong các số đã cho thì có 3 số 131,313,647 là số nguyên tố.

Giải bài 118 trang 47 SGK Toán 6 tập 1. Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp tố ?

Đề bài: Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp tố ?

a) 3.4.5+6.7;                       b) 7.9.11.13−2.3.4.7;

c) 3.5.7+11.13.17;             d) 16354+67541.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta xét xem từng số hạng trong tổng có chia hết cho cùng 1 số khác 1 không?

Lời giải chi tiết

a) HD: Xét xem hai số hạng có chia hết cho cùng một số không.

3.4.5=3.2.2.5  tích này chia hết cho 3 và chia hết cho 2

6.7=3.2.7  tích này chia hết cho 3 và chia hết cho 2

Vậy  3.4.5+6.7 là một hợp số vì tổng này chia hết cho 3, chia hết cho 2.

b) 7.9.11.13 tích này chia hết cho 7

2.3.4.7 tích này chia hết cho 7

Vậy 7.9.11.13−2.3.4.7 là một hợp số vì hiệu này chia hết cho 7.

c) 3.5.7 tích này gồm các số lẻ nhân với nhau nên tích này là một số lẻ

11.13.17 tích này gồm các số lẻ nhân với nhau nên tích này là một số lẻ

3.5.7+11.13.17 là một hợp số vì tổng của hai số lẻ là một số chẵn, chia hết cho 2.

d) 16354+67541 là một hợp số vì tổng có chữ số tận cùng là 4+1=5 nên chia hết cho 5.

Giải bài 119 trang 47 SGK Toán 6 tập 1. Thay chữ số vào dấu *

Đề bài: Thay chữ số vào dấu  để được hợp số: 1∗¯3∗¯.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

  • Lời giải chi tiết

a) Số 1∗¯ có ∗∈{0;1;2;3;4;5;6;7;8;9} nên các số tạo thành là 10;11;12;13;14;15;16;17;18;19

Trong các số trên có số 11;13;17;19 là số nguyên tố, các số còn lại 10;12;14;15;16;18 là hợp số.

Vậy các giá trị của  thỏa mãn là: ∗∈{0;2;4;5;6;8}

b)  Số 3∗¯ có ∗∈{0;1;2;3;4;5;6;7;8;9} nên các số tạo thành là 30;31;32;33;34;35;36;37;38;39

Trong các số trên có số 31;37 là số nguyên tố, các số còn lại 30;32;33;34;35;36;38;39 là hợp số.

Vậy  nhận các giá trị là: ∗∈{0;2;3;4;5;6;8;9}

Giải bài 120 trang 47 SGK Toán 6 tập 1. Thay chữ số vào dấu * để được số nguyên tố

Đề bài: Thay chữ số vào dấu  để được số nguyên tố: 5∗¯9∗¯.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

  • Lời giải chi tiết

Cách 1:

Tra bảng số nguyên tố (SGK trang 128) các số hai chữ số có hàng chục bằng 5 và bằng 9 ta có :

+ 53 ; 59 là các số nguyên tố.

Nên * = {3; 9}.

+ 97 là số nguyên tố . Nên * = 7

Cách 2:

5∗¯

∗∈{0,1,2,3,4,5,6,7,8,9}

Do đó ta xét  với từng giá trị

+) Nếu ∗∈{0,2,4,6,8} thì 5∗¯ chia hết cho 2 do đó các trường hợp này không thỏa mãn.

+) Nếu ∗=5 thì 55 chia hết cho 5 nên trường hợp này không thỏa mãn.

+) Nếu ∗=1 thì 51 có tổng các chữ số là 5+1=6 chia hết cho 3 do đó 51 chia hết cho 3, trường hợp này loại

+) Nếu ∗=3 thì 53 là số nguyên tố

+) Nếu ∗=7 thì 57 có tổng các chữ số là 5+7=12 chia hết cho 3 do đó 57 chia hết cho 3, trường hợp này loại.

+) Nếu ∗=9 thì 59 là số nguyên tố.

Vậy * = {3; 9}

9∗¯

Tương tự ta xét như trên và tìm được số 97 là số nguyên tố.

+) Nếu ∗∈{0,2,4,6,8} thì 9∗¯ chia hết cho 2 do đó các trường hợp này không thỏa mãn.

+) Nếu ∗=5 thì 95 chia hết cho 5 nên trường hợp này không thỏa mãn.

+) Nếu ∗=1 thì 91  chia hết cho 7 do đó trường hợp này loại.

+) Nếu ∗=3 thì 93 có tổng các chữ số là 9+3=12 nên chia hết cho 3 do đó 93 là hợp số, do đó trường hợp này loại.

+)  Nếu ∗=7 thì 97 là một số nguyên tố.

+) Nếu ∗=9 thì 99 là một hợp số vì có tổng các chữ số là: 9+9=18 chia hết cho 3 và 9.

Do đó trường hợp này loại.

Vậy * = 7

Giải bài 121 trang 47 SGK Toán 6 tập 1. Tìm số tự nhiên k để 3 . k là số nguyên tố.

Đề bài

a) Tìm số tự nhiên k để 3.k là số nguyên tố.

b) Tìm số tự nhiên k để 7.k là số nguyên tố.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

  • Lời giải chi tiết

a) Ta có 3.k ⋮ 3 với mọi số tự nhiên k.

Mà số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ chia hết cho 1 và chính nó.

Nên 3.k là số nguyên tố chỉ khi 3.k=3 hay k=3:3=1.

Thử lại : 3.1=3 là số nguyên tố.

b) 7.k ⋮ 7 với mọi số tự nhiên k.

Mà 7.k là số nguyên tố khi 7.k chỉ chia hết cho 1 và chính nó tức là 7.k=7 hay k=7:7=1.

Thử lại 7.1=7 là số nguyên tố.

Cách khác:

a) Nếu k>1 thì 3.k có ít nhất ba ước là 1,3,3k; nghĩa là nếu k>1 thì 3k là một hợp số. Do đó để 3k là một số nguyên tố thì k=1.

b) Tương tự nếu k>1 thì 7.k có ít nhất ba ước là 1;7;7k; nghĩa là nếu k>1 thì 7.k là một hợp số. Do đó để 7.k là một số nguyên tố thì k=1.

Giải bài 122 trang 47 SGK Toán 6 tập 1. Điền dấu "X" vào ô thích hợp

Đề bài: Điền dấu "X" vào ô thích hợp:

Câu

Đúng

Sai

a)    Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố.

 

b)    Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố.

 

c)    Mọi số nguyên tố đều là số lẻ.

 

d)    Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là một trong các chữ số 1,3,7,9.

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Lời giải chi tiết

a) Đúng, vì có  2 và 3 là hai số tự nhiên liên tiếp  đều là số nguyên tố;

b) Đúng, đó là 3,5,7;

c) Sai, vì 2 là số chẵn đồng thời cũng là số nguyên tố;

d) Sai vì 2 cũng là số nguyên tố.

Ta có bảng sau:

Câu

Đúng

Sai

a)    Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố.

 

 x

b)    Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố.

 

x

c)    Mọi số nguyên tố đều là số lẻ.

 

x

d)    Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là một trong các chữ số 1,3,7,9.

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giải bài 123 trang 48 SGK Toán 6 tập 1. Điền vào bảng sau mọi số nguyên tố p mà bình phương của nó không vượt quá

Đề bài

Điền vào bảng sau mọi số nguyên tố p mà bình phương của nó không vượt quá a, tức là  p2≤a:

a 29 67 49 127 173 253
p  2, 3, 5

 

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tìm ra các số nguyên tố mà bình phương của nó nhỏ hơn số đã cho.

  • Lời giải chi tiết

Ta nhớ lại một số kết quả sau:

22=4;32=9;52=25;72=49;112=121;132=169;172=289.

Do đó ta có bảng sau:

a 29 67 49 127 173 253
p 2, 3, 5

 

 2, 3, 5, 7

 

  2, 3, 5, 7

 

  2, 3, 5, 7, 11

 

 2, 3, 5, 7, 11, 13

 

2, 3, 5, 7, 11, 13

Giải bài 124 trang 48 SGK Toán 6 tập 1. Máy bay có động cơ ra đời năm nào?

Đề bài: Máy bay có động cơ ra đời năm nào ?

Máy bay có động cơ ra đời năm abcd¯, trong đó:

a là số có đúng một ước;

b là hợp số lẻ nhỏ nhất;

c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và c≠1;

d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Số có đúng một ước là số : 1

+) Hợp số lẻ nhỏ nhất là số 9

+) Chú ý: Số 0 và số 1 không phải là số nguyên tố và cũng không là hợp số

+) Số nguyên tố lẻ nhỏ nhất là số 3

  • Lời giải chi tiết

Vì a có đúng một ước nên a=1;

b là hợp số lẻ nhỏ nhất nên b=9 (do các số lẻ nhỏ hơn 9 khác 1 là 3, 5, 7 đều là số nguyên tố);

c không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số và c≠1 nên c=0;

d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất; đó là số d=3.

Vậy abcd¯=1903.

Số nguyên tố Hợp số Bảng số nguyên tố được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk toán lớp 6 mới. Được Soanbaitap.com đăng trong chuyên mục giải toán 6 giúp các em tiện tra cứu và tham khảo để học tốt môn toán 6. Nếu thấy hay hãy comment và chia sẻ để nhiều bạn khác cùng học tập.



#soanbaitap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét