Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Giải bài 17 trang 51 SGK Toán 9 tập 1 bài 3 Đồ thị của hàm số y= ax + b - soanbaitap.com

Giải bài 17 trang 51 SGK Toán 9 tập 1 được giải và biên tập bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy môn toán. Đảm bảo chính xác dễ hiểu giúp các em nhanh chóng nắm được kiến thức trọng tâm và ứng dụng giải bài tập sgk để các em hiểu rõ hơn.

Bài 17 trang 51 SGK Toán 9 tập 1 thuộc chương II của Hàm số bậc nhất và là Bài: Đồ thị hàm số y=ax + b (a≠0)

Đề bài

a) Vẽ đồ thị của các hàm số \(y = x + 1\) và \(y = -x + 3\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

b) Hai đường thẳng \(y = x + 1\) và \( y = -x + 3\) cắt nhau tại \(C\) và cắt trục \(Ox\) theo thứ tự tại \(A\) và \(B\). Tìm tọa độ của các điểm \(A,\ B,\ C\).

c) Tính chu vi và diện tích của tam giác \(ABC\) (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimét)

Phương pháp và giải bài 17 trang 51 SGK Toán 9 tập 1

Câu a)

Xem hình dưới đây:

+) Hàm số \(y=x+1\):

Cho \(x=0 \Rightarrow y=0+1=1 \Rightarrow M(0; 1)\)

Cho \(y=0 \Rightarrow 0=x+1 \Rightarrow x=-1 \Rightarrow P(-1; 0)\)

Đồ thị hàm số \(y=x+1\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(P(-1; 0)\) và \(M(0;1)\).

+) Hàm số \(y=-x+3\)

Cho \(x=0 \Rightarrow y=0+3 =3 \Rightarrow N(0; 3)\)

Cho \(y=0 \Rightarrow 0=-x+3 \Rightarrow x=3 \Rightarrow Q(3; 0)\)

Đồ thị hàm số \(y=-x+3\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(Q(3; 0)\) và \(N(0; 3)\).

Ta có hình vẽ sau:

Câu b)

+) \(C\) là giao điểm của \(y=x+1\) và \(y=-x+3\) nên hoành độ của \(C\) là nghiệm của phương trình:

\(x+1=-x+3\)

\(\Leftrightarrow x+x=3-1\)

\(\Leftrightarrow 2x=2\)

\(\Leftrightarrow x=1\).

Tung độ của \(C\) là: \(y=1+1=2\).

Vậy \(C(1; 2)\).

+) \(A\) là giao điểm của \(y=x+1\) và trục hoành \(Ox: y=0\) nên hoành độ của \(A\) là:

\(x+1=0\)

\(\Leftrightarrow x=-1\)

Vậy \(A(-1; 0) \equiv P\).

+) \(B\) là giao điểm của \(y=-x+3\) và trục hoành \(Ox: y=0\) nên hoành độ điểm \(B\) là:

\(-x+3=0\)

\(\Leftrightarrow -x+3=0\)

\(\Leftrightarrow x=3\)

Vậy \( B(3; 0) \equiv Q.\)

Câu c)

Ta có: \(AB=4,\)

+) Áp dụng định lí Py- ta-go, ta dễ dàng tính được:

\(AC=\sqrt{2^2+2^2}=\sqrt{4+4}=\sqrt 8 =2\sqrt 2\)

\(BC=\sqrt{2^2+2^2}=\sqrt{4+4}=\sqrt 8 =2\sqrt 2\)

Do đó chu vi của tam giác \(ABC\) là:

\(AB+BC+AC=4+2\sqrt{2}+2\sqrt{2}=4+4\sqrt{2}(cm)\)

+) Đường cao của tam giác \(ABC\) là: \(2\).

+) Diện tích của tam giác \(ABC\) là:

\(S=\dfrac{1}{2}.AB.2=\dfrac{1}{2}.4.2=4(cm^2)\)

Các Kiến thức được áp dụng để giải bài 17 trang 51 sgk Toán 9 tập 1

a) Cách vẽ đồ thị hàm số \(y=ax+b,\ (a \ne 0)\): Đồ thị hàm số \(y=ax+b \, \, (a\neq 0)\) là đường thẳng:

+) Cắt trục hoành tại điểm \(A(-\dfrac{b}{a}; \, 0).\)

+) Cắt trục tung tại điểm \(B(0;b).\)

Xác định tọa độ hai điểm \(A\) và \(B\) sau đó kẻ đường thẳng đi qua hai điểm đó ta được đồ thị hàm số \(y=ax+b \, \, (a\neq 0).\)

b) +) Đồ thị hàm số \(y=ax\) và \(y=a'x+b'\) cắt nhau tại \(A\) thì hoành độ điểm \(A\) là nghiệm của phương trình: \(ax=a'x+b'.\) Giải phương trình tìm \(x\), rồi thay vào một trong hai công thức hàm số trên tìm được tung độ điểm \(A\).

c) +) Chu vi tam giác \(ABC\) là: \(C_{\Delta{ABC}}=AB+BC+AC\).

+) Diện tích tam giác \(ABC\) là: \(S_{\Delta{ABC}}=\dfrac{1}{2}.h.a\)

trong đó: \(h\) là độ dài đường cao, \(a\) là độ dài cạnh ứng với đường cao.

+) Định lí Py-ta-go trong tam giác vuông: Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) khi đó:

\(BC^2=AC^2+AC^2\).

Giải bài 17 trang 51 SGK Toán 9 tập 1 được đăng ở chuyên mục Giải Toán 9 và biên soạn theo phần Toán đại 9 thuộc SKG Toán lớp 9. Bài giải toán lớp 9 được biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy văn tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.



#soanbaitap Social https://ift.tt/2S06Bff

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét